Khả năng kháng ăn

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. Hoạt tính kháng cơn trùng của các chiết xuất thảo mộc

3.2.2. Khả năng kháng ăn

Khả năng kháng ăn là khả năng làm giảm chất lượng thức ăn của những loài sâu bệnh một cách đáng kể, được gây ra bởi một vài hoạt chất làm chúng phát sinh phản ứng phịng vệ. Ngồi ra, chỉ với một loại độc tính - độc tiếp xúc - khơng thể đảm bảo khả năng duy trì hiệu quả của thuốc khi áp dụng vào thực tế ngồi đồng ruộng. Chính vì vậy, các mẫu thử sau kết quả thí nghiệm độc tiếp xúc được tiếp tục khảo sát khả năng kháng ăn ở nồng độ gây chết toàn bộ cá thể ấu trùng theo quan sát thực tế. Bên cạnh đó, nồng độ gây chết 50% số cá thể cũng được tiến hành đánh giá khả năng kháng ăn dùng để so sánh với khả năng của hỗn hợp sau khi phối trộn chúng ở nồng độ LC50.

1 30 30 20 30 40 30 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Shertin 5.0

EC Ớt Cúc áo hoa vàng Bình bát Bị hịn Thanh hao hoa vàng mãng cầu xiêm

N ồn g đ LC 10 0 t hự c t ế (m g/ m L)

Chứng dương được sử dụng để đánh giá khả năng kháng ăn là hoạt chất Aza 30%, là một sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tác động theo cơ chế kháng ăn phổ biến trên thị trường.

a) b) c)

d) e) f)

g) h) i)

Hình 3.5: Kết quả khả năng kháng ăn của các cao chiết và chế phẩm sinh học đối với

loài Alphitobius diaperinus ở nồng độ LC100 thực tế sau 24 giờ Chú thích:

a) – mẫu lá đối chứng âm f) – mẫu lá nhúng dịch cúc áo hoa vàng b) – mẫu lá nhúng dịch ớt g) – mẫu lá nhúng dịch thanh hao hoa vàng c) – mẫu lá nhúng dịch hạt mãng cầu h) – mẫu lá nhúng dịch Aza 30%

d) – mẫu lá nhúng dịch bình bát i) – mẫu lá nhúng dịch Shertin 5.0EC e) – mẫu lá nhúng dịch bồ hòn

a) b) c)

d) e) f)

g)

Hình 3.6: Kết quả khả năng kháng ăn của các cao chiết và chế phẩm sinh học đối với

loài Alphitobius diaperinus ở nồng độ LC50 Chú thích:

a) – mẫu lá đối chứng âm e) – mẫu lá nhúng dịch bồ hòn

b) – mẫu lá nhúng dịch ớt f) – mẫu lá nhúng dịch cúc áo hoa vàng c) – mẫu lá nhúng dịch hạt mãng cầu g) – mẫu lá nhúng dịch thanh hao hoa vàng d) – mẫu lá nhúng dịch bình bát

Khả năng kháng ăn được đánh giá thông qua quan sát giữa mẫu đối chứng âm và mẫu thử. Một loại cao chiết thể hiện hiệu quả kháng ăn khi so sánh mẫu lá ban đầu và sau 24 giờ vẫn nguyên vẹn hay chỉ bị thủng 1 lỗ nhỏ. Kết quả từ Hình 3.5 cho thấy chỉ có cao chiết bình bát, mãng cầu xiêm, thanh hao hoa vàng và bồ hòn cùng với sản phẩm Aza 30% là thể hiện được khả năng kháng ăn ở nồng độ LC100 thực tế, khi mẫu lá

vẫn còn nguyên vẹn và chỉ co lại do mất đi lượng ẩm sau 24 giờ thử nghiệm. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu trên thế giới khi dịch chiết nước của bình bát thể hiện khả năng kháng ăn tốt [105] và khả năng kháng ăn là một trong những đặc điểm chính trong hoạt tính kháng sâu của dịch chiết bồ hịn [49]. Trong khi đó, khả năng kháng ăn của hoạt chất azadiratchin đã được chứng minh và nghiên cứu nhiều trên thế giới [106]. Bên cạnh đó, chiết xuất ớt thể hiện được khả năng kháng ăn trung bình với nguyên nhân phần lớn là do khả năng xua đuổi côn trùng từ các hoạt chất trong chúng [107]. Đối với cao chiết cúc áo hoa vàng, kết quả cho thấy khả năng gây ngán ăn yếu và kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Pavunraj và cộng sự, khi dịch chiết nước chỉ cho khả năng kháng ăn từ 15% - 30% ở các nồng độ khác nhau đối với nhiều loại côn trùng [108]. Riêng đối với trường hợp của thuốc trừ sâu Shertin 5.0 EC, bên cạnh khả năng kháng ăn còn ghi nhận trường hợp sâu tử vong do độc tiếp xúc mặc dù lá đã được thấm ướt qua giấy trước khi được đưa vào đĩa ở cả 2 nồng độ LC50 và nồng độ tử vong 100%. Đồng thời kết quả thí nghiệm khả năng kháng ăn ở nồng độ LC50 của các mẫu cao chiết được thể hiện qua Hình 3.6 cho thấy khả năng kháng ăn ở hầu hết các loại cao chiết đều tương đồng với kết quả kháng ăn ở nồng độ LC100 thực tế, chỉ riêng cao chiết hạt bình bát và hạt mãng cầu xiêm là gần như khơng cịn thể hiện hoạt tính kháng ăn ở nồng độ LC50 của chúng.

Nhìn chung, các mẫu cao chiết thể hiện hoạt tính độc tiếp xúc tốt như bồ hịn, bình bát, mãng cầu xiêm đều thể hiện khả năng kháng ăn tốt ở nồng độ LC100 thực tế. Đối với các loại cây thể hiện độc tính tiếp xúc có phần kém hơn như ớt, cúc áo hoa vàng thì hoạt tính kháng ăn chỉ nằm ở mức trung bình và yếu. Riêng đối với trường hợp của thanh hao hoa vàng, mặc dù độc tính tiếp xúc thấp hơn các mẫu chiết xuất khác nhưng mẫu lá được nhúng trong dịch chiết thanh hao lại trở nên ít hấp dẫn đối với đối tượng khảo sát.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)