Khả năng kháng ăn của cặp ớt:hạt mãng cầu và cặp ớt:bồ hòn

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3. Khả năng tương tác giữa các chiết xuất lên hoạt tính hỗn hợp

3.3.4. Khả năng kháng ăn của cặp ớt:hạt mãng cầu và cặp ớt:bồ hòn

Sau khi tiến hành khảo sát khả năng tương tác của từng cặp chiết xuất, nhận thấy khả năng tương tác mạnh của hai cặp tương tác ớt : hạt mãng cầu và ớt : bồ hòn, và tương tác thể hiện rõ nhất ở hai nồng độ 1 501: 502

2LC LC , 501:1 502

2

LC LC . Chính vì vậy, khả năng kháng ăn của chúng sẽ được khảo sát ở hai nồng độ trên.

Kết quả đánh giá khả năng kháng ăn từ Hình 3.16, hỗn hợp ớt : bồ hòn vẫn thể hiện khả năng kháng ăn tốt ở cả hai tỉ lệ, qua đó cho thấy chúng vẫn giữ khả năng đặc trưng từ bồ hịn. Bên cạnh đó, tỉ lệ 501:1 502

2

LC LC thể hiện khả năng kháng ăn có phần kém hơn một ít có thể giải thích là do nồng độ của cao bồ hòn đã bị giảm đi một nửa. Trong khi đó, hỗn hợp ớt và hạt mãng cầu hồn tồn khơng thể hiện hiệu quả kháng ăn ở hai tỉ lệ khảo sát, hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát ở mục 3.2.2 khi cả hai dịch chiết ớt và hạt mãng cầu đều khơng thể hiện hoạt tính kháng ăn ở nồng độ LC50 của chúng.

a) b) c)

d) e)

Hình 3.16: Khả năng kháng ăn của các cặp tương tác sau 24 giờ

Chú thích: a) – mẫu lá nhúng dịch ớt : bồ hòn theo tỉ lệ 1 501: 502 2LC LC b) – mẫu lá nhúng dịch ớt : bồ hòn theo tỉ lệ 501:1 502 2 LC LC

c) – mẫu lá nhúng dịch ớt : hạt mãng cầu theo tỉ lệ 1 501: 502

2LC LC

d) – mẫu lá nhúng dịch ớt : hạt mãng cầu theo tỉ lệ 501:1 502 2

LC LC

e) – mẫu lá nhúng dịch đối chứng âm

Tóm lại, hai cặp tương tác ớt : hạt mãng cầu xiêm và ớt : bồ hòn thể hiện khả năng tương tác mạnh ở các tỉ lệ khảo sát. Hơn thế nữa, cả hai đều thể hiện được tính hiệp đồng ở hai tỉ lệ nồng độ thấp 1 501: 502

2LC LC , 501:1 502

2

LC LC . Sau đó, khả năng kháng ăn của hai hỗn hợp tại hai tỉ lệ trên đã được khảo sát. Kết quả thí nghiệm cho thấy cặp ớt : bồ hịn vẫn duy trì được khả năng kháng ăn tốt đặc trưng từ bồ hịn; trong

khi đó, hỗn hợp ớt : hạt mãng cầu khơng thể hiện được hoạt tính kháng ăn ở cả hai tỉ lệ. Đối với cặp cao chiết hạt mãng cầu : bồ hòn, khả năng tương tác chỉ dừng lại ở mức trung bình và kém ở mọi tỉ lệ khảo sát.

Mặc dù cặp chiết xuất bồ hòn:ớt cho khả năng kháng ăn tốt hơn, tuy nhiên các thành phần saponin có trong bồ hịn là những phân tử có kích thước tương đối lớn, chứa các gốc đường dễ bị phân hủy dưới những điều kiện nhất định như pH acid hoặc base, sự hiện diện của các enzyme thủy phân. Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng q trình acetyl hóa nhóm hydroxyl của đường hoặc tách aglycone bằng cách thủy phân dẫn đến mất hoạt tính diệt cơn trùng của phân tử [110-113]. Bên cạnh đó, một số hợp chất saponin có thể gây độc tính tan máu đối với một số lồi động vật [114] và có khả năng ức chế protease [115]. Do vậy cặp chiết xuất ớt:hạt mãng cầu được chọn để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)