Thanh hao hoa vàng (Artemiasia annua L)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về một số chiết xuất thảo mộc có khả năng kháng cơn trùng

1.2.6. Thanh hao hoa vàng (Artemiasia annua L)

Thanh hao hoa vàng hay còn gọi là thanh cao hoa vàng là loài cây thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo sống hàng năm, cao 1.2 - 1.5 m. Lá xẻ lông chim 2 lần thành dải hẹp phủ lơng mềm, có mùi thơm. Cụm hoa hình cầu, hợp thành một chùm kép. Trong một cụm hoa có khoảng 25 - 35 hoa, xung quanh là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính. Hạt hình trứng rất nhỏ, có rãnh dọc. Thanh cao hoa vàng mọc hoang ở Trung Quốc, Liên Xô, Mông Cổ, Ân Độ, Nhật, Bắc Mỹ và một số nước Đông Nam Á. Năm 1982 thanh cao hoa vàng mới được phát hiện mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và sau đó được trồng ở hầu hết các tỉnh để chiết xuất artemisinin [50]. Thanh hao hoa vàng là nguồn cung cấp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, với hơn 220 hợp chất được phân lập và xác định, bao gồm ít nhất 28 monoterpen, 30 sesquiterpenes, 12 triterpenoids và steroid, 36 flavonoid, 7 coumarin, 4 chất thơm và 9 hợp chất béo [51- 53].

Hợp chất scopoletin phân lập từ thanh hao hoa vàng được Tripathi và cộng sự đánh giá khả năng kháng ăn và ức chế sự tăng trưởng đối với loài Spilartctia obliqua. Kết quả cho thấy với nồng độ 96.7 μg/g, scopoletin có khả năng kháng ăn 50%. Bên cạnh đó, scopoletin ức chế sự tăng trưởng đến 116.9% ở liều cao nhất (250.0 μg/g). Qua đó, scopoletin trong thanh hao hoa vàng có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong kiểm soát dịch hại [54].

Ở một nghiên cứu khác, chiết xuất ethanol từ lá và hạt thanh hao hoa vàng được khảo sát khả năng ức chế loài Anopheles gambiae bởi Ogbonna. Cao chiết được tiến hành pha loãng trong ethanol thành các nồng độ khác nhau và được tẩm trên giấy lọc có kích thước 4 cm x 4 cm. Ấu trùng, nhộng và con cái trưởng thành được đặt vào cốc nhựa, sau đó giấy lọc tẩm dịch thử được bổ sung vào. Kết quả sau 48h thể hiện rằng tỷ lệ tử vong của ấu trùng, nhộng và con cái trưởng thành đối với dịch chiết từ lá và hạt trong khoảng 10 - 50%. Tuy nhiên, khi kết hợp tỉ lệ dịch chiết lá/dịch chiết hạt (1:1) thì gây tử vong hồn tồn các cá thể tại nồng độ 5 mg/L [55]. Bên canh đó, kết quả nghiên cứu của Zibaee và cộng sự về độc tính của thanh hao hoa vàng đối với loài bọ

Eurygaster intergriceps P cho thấy ở nồng độ dịch chiết 32.24% gây tử vong 50% cá

thể và tỉ lệ tử vong tăng lên 90% khi nồng độ dích chiết là 83.4% [56].

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)