Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan về côn trùng

1.3.1. Bộ Cánh cứng (Coleoptera)

Bộ Cánh cứng là một bộ lớn nhất trong giới động vật có khoảng 250,000 lồi, bao gồm nhiều lồi có ít và nhiều lồi có hại, phân bố khá rộng rãi [14].

Đặc điểm chủ yếu của bộ Cánh cứng có kích thước cơ thể biến động lớn. Có lồi nhỏ bé chỉ 0.5 mm như côn trùng trong họ Corylophidae, có lồi lớn tối 155 mm (như nhiều lồi trong họ Bọ hung (Scarabaeidae), họ Xén tóc (Cerambycidae)). Ngồi đơi cánh cứng điển hình, vỏ cơ thể của chúng phần lớn cũng hóa cứng. Miệng kiểu gậm nhai, mắt kép hình trịn, bầu dục hoặc hình quả thận, thường khơng có mắt đơn. Râu đầu có 10 - 11 đốt, có nhiều biến dạng. Mảnh lưng ngực trước rộng, bàn chân có từ 3 - 5 đốt. Cánh trước cấu tạo bằng chất sừng hoặc chất da cứng che phủ cơ thể thành một dạng mai cứng. Cách sau cấu tạo bởi chất màng. Bụng chia 10 đốt nhưng thường chỉ thấy 5 -7 đốt [59, 60].

Cơn trùng bộ Cánh cứng thuộc nhóm biến thái hồn tồn, tuy nhiên, ở một số họ có hiện tượng biến thái phức tạp. Sâu non đều có kiểu miệng nhai, hình thái cơ thể rất đa dạng, chia thành 3 dạng gồm dạng chân chạy, dạng bọ hung và dạng khơng chân. Nhộng đa số là nhộng trần, có nhiều lồi làm nhộng trong đất và được bao bọc bằng kén đất hoặc tàn dư thực vật. Trứng phần nhiều có hình trịn hoặc bầu dục, bề mặt vỏ trứng khơng có hoa vân. Con trưởng thành đẻ trứng ở trong đất, trong vỏ thân cây, trong mô lá, trong nước [59, 61].

Tập tính sinh hoạt và cư trú khác nhau tùy giai đoạn phát triển của từng lồi. Có lồi giai đoạn sâu non sống trong đất, phá hoại rễ cây, giai đoạn trưởng thành cắn hại lá hoặc thân cành như họ ánh kim, họ bọ hung, hoặc sâu non đục thân, trưởng thành gậm lá, vỏ cành như họ xén tóc. Có lồi cắn khuyết lá, đục ruỗng thân, đục kht lá....Ngồi ra, có những lồi chun săn bắt các cơn trùng khác để ăn hoặc sống kí sinh, ăn các chất mục nát, xác chết động, thực vật. Thậm chí có một số lồi chun ăn các bào tử nấm hoặc cộng sinh trong các ổ côn trùng khác [59-61].

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)