Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan về côn trùng

1.3.2. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)

Bộ Cánh vảy là bộ lớn thứ hai của lớp cơn trùng, có khoảng 140,000 lồi ngài và bướm. Cơ thể, cánh và chân phủ đầy những lơng vảy nhỏ như bụi phấn nên cịn có tên là bộ Cánh phấn. Miệng vịi hút, hàm trên thối hóa chỉ cịn một ít dấu vết hoặc khơng cịn, mơi dưới khơng cịn. Râu mơi dưới phát triển có 3 đốt, râu hàm dưới rất nhỏ hoặc khơng cịn. Có một số lồi miệng đã thối hóa hết chỉ cịn lại râu mơi dưới. Có 2 - 3 mắt đơn hoặc khơng có. Râu đầu có đủ các hình dạng [58, 62].

Ngực trước nhỏ, mảnh lưng ngực giữa phát triển nhơ vồng lên. Hai bên về phía trước của mảnh lưng ngực giữa có một đơi phiến chân cánh. Chân dài mảnh đốt chậu của chân to, đốt chuyển bé, đốt đùi ngắn hơn đốt chày, đốt chày có cựa, bàn chân có 5 đốt. Có 2 đơi cánh bằng chất màng phủ lông vảy. Những lông vảy này tạo thành các màu sắc và những đường vân ngang có tên gọi khác nhau (đường vân mép ngoài, vân phụ mép ngoài, vân ngồi, vân giữa, vân trong). Trên cánh cịn có những đóm chấm có hình dáng khơng nhất định hình bầu dục, hình trịn, hình quả thận. Mạch cánh của côn trùng bộ cánh vảy có mạch dọc và mạch ngang. Sự phân nhánh và sắp xếp của hệ thống mạch cánh tùy từng họ mà khác nhau [14, 63].

Cơn trùng bộ Cánh vảy thuộc nhóm biến thái hồn tồn điển hình với những đặc điểm hình thái và phương thức sinh sống hết sức đa dạng. Sâu non dạng nhiều chân, miệng sâu non kiểu gậm nhai, hàm trên to, khỏe. Râu đầu ngắn ở gần hàm trên. Hai

bên đầu mỗi bên có 6 mắt bên. Ngực chia 3 đốt, mỗi đốt có một đơi chân. Bụng có từ 2 - 5 đơi chân ở vị trí ứng với các đốt bụng thứ 3, 4, 5, 6, 10. Riêng đôi chân ở đốt thứ 10 thường gọi là chân mông hoặc chân giả [62, 63].

Sâu non sống trên bề mặt cây, cuốn lá, đục thân, đục quả. Thức ăn chủ yếu là cây cỏ tươi hoặc sản phẩm thực vật, hạt ngũ cốc cất giữ trong kho. Khi đẫy sức, sâu non dệt kén hoặc làm bao lá, kén nôi trong thân cây, trong đất để hóa nhộng. Con trưởng thành đẻ trứng thành cụm, ổ hoặc rải rác, trong đó một số lồi có đặc tính bảo vệ trứng bằng cách đẻ vào kẽ bẹ lá hoặc dùng lông che phủ ổ trứng [62-64].

1.3.3. Đặc điểm hình thái và gây hại của loài Alphitobius diaperinus, Opisina arenosella, Diaphania indica

a) Alphitobius diaperinus

Alphitobius diaperinus là một lồi ấu trùng thuộc họ Tenebrionidae có nguồn gốc từ Châu Phi, chúng thường gây hại cho các nông sản, đặc biệt là các loại củ và ngũ cốc [65].

Con trưởng thành có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 5.5 - 8 mm, màu sắc thường nâu hoặc đen. Đầu bé, có một phần thụt vào phía dưới mép trước của mảnh lưng ngực trước. Râu đầu dài trung bình có hình sợi chỉ hoặc dùi đục. Bàn chân trước, giữa có 5 đốt, bàn chân sau có 4 đốt. Mép sau đốt bụng thứ nhất không bị đốt chuậ chân sâu chia cắt [66].

Trứng có chiều dài khoảng 1.5 mm, màu trắng kem đến màu nâu vàng, hình dáng thon với đầu hơi trịn. Ấu trùng có cơ thể phân mảnh với đầu, bụng thn về phía sau. Chúng có chiều dài khoảng 7 - 11 mm, da cứng màu vàng nâu. Nhộng có chiều dài khoảng 6 đến 8 mm, màu trắng kem với các chân xếp dọc theo cơ thể [67, 68].

Con trưởng thành và sâu non có tính ăn chất mùn, sống trong đất hoặc trong gỗ mục ăn các chất mục của cây. Chúng cịn có tính đục kht hạt ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp trong kho, phá hoại các hạt giống gieo xuống đất hoặc cây non. Con

trưởng thành hoạt động vào ban đêm, có tính giả chết và tiết ra mùi phòng ngự [67, 69].

b) Opisina arenosella

Sâu đầu đen (Opisina arenosella) là ấu trùng một lồi thuộc họ Oecophoridae được tìm thấy ở nhiều vùng trên khắp các nước Đơng Á. Nó được coi là dịch hại đối với các nước này, vì chúng phá hoại các cây dừa, gây thiệt hại đáng kể cho cây và làm giảm năng suất cây trồng. Lồi này tồn tại trên cây dưới mọi hình thức, từ ấu trùng đến bướm đêm, và sử dụng lá cây như một nguồn dinh dưỡng chính [70, 71].

Trứng sâu đầu đen có hình cầu, màu trắng đục, sắp nở chuyển màu hồng. Giai đoạn trứng kéo dài từ 4 – 5 ngày. Ấu trùng sâu đầu đen có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến hồng nhạt, có các sọc màu nâu trên dọc sống lưng. Ấu trùng thường có 5 tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện phịng thí nghiệm ấu trùng có thể trải qua 8 giai đoạn phát triển trong vòng 46 ngày. Ấu trùng thường có kích thước nhỏ hơn 4,0 mm giữa các giai đoạn 1 và 3 ngày tuổi, từ 4,0 đến 11,0 mm từ các giai đoạn 4 đến 6 ngày tuổi và lớn hơn 11,0 mm trong các giai đoạn 7 và 8 ngày tuổi [71-73].

Ấu trùng hoá nhộng ngay trên lá, nhộng có màu nâu nhạt và chuyển sang màu nâu sẫm lúc sắp nở, giai đoạn này kéo dài khoảng 8 ngày. Sau khi hóa nhộng, chúng phát triển thành thành một con bướm đêm có màu trắng xám. Con cái có thể phân biệt với con đực ở chỗ nó có râu dài hơn, và ba đốm mờ trên cánh trước, trong khi con đực có lơng tua rua ở đỉnh và mép của cánh sau [70, 72].

Chúng gây hại cho cây bằng cách phá hủy phần biểu bì ở mặt dưới của lá, tạo tơ bao phủ xung quanh cơ thể, kết dính phân và các mảnh vụn tạo thành nơi trú ẩn giống như đường hầm và ẩn nấp bên trong. Sâu tấn cơng từ các tàu lá từ phần phía dưới đến phẩn phía trên, làm lá khơ héo, sau đó, tấn cơng vỏ trái và làm chết cây [74, 75].

Diaphania indica là một côn trùng gây hại nông nghiệp thuộc họ Pyralidae.

Lồi sâu bướm này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, nó sinh sống ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng thường gây hại cho các loại rau củ quả, cây họ bầu bí, dưa leo và các loài hoa canh cảnh [76].

Trứng có màu trắng đục, rất nhỏ (khoảng 0.5 mm), trịn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, được đẻ riêng lẻ hoặc từng cụm trên cả 2 mặt lá, nhất là đọt và trái Trứng sau 4 - 5 ngày nở thành sâu non. Sâu non có màu xanh nhạt hay màu xanh lá cây đậm, với 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể rất rõ. Ấu trùng có 5 tuổi với 4 lần lột xác và phát triển trong thời gian 10-20 ngày, điều kiện thuận lợi sâu có thể dài 20-25 mm [77, 78].

Nhộng có màu nâu nhạt khi mới hình thành, sau đó chuyển thành màu nâu đen, kích thước trung bình 2.3 - 12.6 mm. Con trưởng thành là lồi ngài nhỏ có chiều dài khoảng 10-12 mm, sải cánh rộng từ 20-25 mm. Ngài có cánh trước màu trắng bạc với một đường viền màu nâu đậm dọc theo hai cạnh trước và cánh ngoài của cánh trước, cánh ngoài của cánh sau. Cuối đốt bụng có chùm lơng của cơ quan sinh sản có màu vàng nâu [79, 80].

Sâu xanh non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong phá hoại lá. Ở mật độ sâu cao, chúng ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá. Những lá bị sâu phá hủy sẽ bị mất đi phần diệp lục tố dẫn đến lá khô héo dần đi. Đối với các cây cho quả, sâu thường ẩn ở mặt dưới của quả, chúng ăn phần da bên ngồi làm trái bị méo mó và da trái bị loang lổ rất xấu xí, hoặc đôi khi quả bị thối [81].

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)