Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.)

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về một số chiết xuất thảo mộc có khả năng kháng cơn trùng

1.2.4. Mãng cầu xiêm (Annona muricata L.)

Mãng cầu xiêm thuộc họ Na (Annonaceae), cây thân gỗ nhỏ hay lớn, cao 5 - 8 m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu nâu. Lá mọc so le, ngun hình trái xoan ngọn giáo, có mũi, nhẵn, thơm, có 7 - 9 cặp gân phụ. Hoa đơn độc ở thân hay nhánh già, 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh hoa màu xanh vàng; 3 cánh hoa trong màu vàng, hơi nhỏ hơn; nhị và nhuỵ làm thành một khối trịn cỡ 1.5 cm. Quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25 - 30 cm, màu lục hay vàng, phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, chứa nhiều hạt màu nâu đen. Nó có nguồn gốc từ vùng Trung Mỹ, hiện nay được trồng nhiều ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,...[40].

Về thành phần hóa học, lá, rễ và vỏ thân của A. muricata chứa 7 alkaloid isoquinoline: reticuline, coclaurine, coreximine, atherospermininem stepharine, anomurine và anomuricine. Ngoài ra, lá và quả mãng cầu xiêm còn chứa một số thành phần tinh dầu bao gồm 2-hexenoic acid methyl ester, β-caryophyllene, δ-cadinene, α- muurolene, 1,8-cineole và hạt chứa annomuricatin A [41, 42].

Nghiên cứu của Leatemia và cộng sự đã khảo sát hoạt tính kháng cơn trùng của hạt một số loài họ Na (Annonaceae). Cao chiết được hoà tan thành 1 dãy các nồng độ khác nhau và trộn chung vào thực phẩm nhân tạo dùng để cho các ấu trùng ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy cao chiết hạt mãng cầu xiêm có khả năng ức chế sự phát triển của ấu trùng loài Spodoptera litura từ 18 - 96% tuỳ vào các vùng khác nhau [43].

Bên cạnh đó, Trindade và cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính kháng ấu trùng và sự thay đổi của nó theo mùa của dịch chiết Annona muricata trên ấu trùng loài bướm

vong toàn bộ sau 12 ngày ở nồng độ 5 mg/mL. Và nồng độ 5 mg/mL được giữ cố định để khảo sát hoạt tính của lá mãng cầu ở các tháng khác nhau trong năm. Cao chiết thu lấy từ tháng 8 thể hiện hoạt tính mạnh nhất với tỉ lệ tử vong 100% số cá thể, trong khi đó ở các tháng cịn lại tỉ lệ tử vong dao động từ 49.6% ở tháng 5 đến 14.6% ở tháng 8 [44]. Ở một nghiên cứu khác của Ogbuehi cũng thể hiện khả năng kháng côn trùng mạnh của hạt mãng cầu cũng được ghi nhận khi chúng có khả năng làm giảm số lượng ấu trùng loài Podagrica spp và làm tăng năng suất thu hoạch cây đáng kể [45].

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)