CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.2. Tổng quan về một số chiết xuất thảo mộc có khả năng kháng cơn trùng
1.2.3. Bình bát (Annona reticulata L)
Bình bát thuộc họ Na (Annonaceae), là loại cây thân gỗ cao 6 - 7.5 m. Cành non có lơng, cành già nhẵn. Lá mọc so le, hình mác thn, dài 12 - 15 cm, rộng 4 cm, gốc
tròn, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, bóng, mặt dưới có ít lơng tơ, gân lá nổi rõ, cuống lá có lơng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, 2 - 4 hoa màu vàng; đài gồm 3 phiến hình tam giác, mặt ngồi có lơng, tràng có 2 vịng, cánh hoa hẹp, 3 cánh ngồi to, dày, có lơng tơ, 3 cánh trong nhỏ nhắn, nhị nhiều, trung đới kéo dài; bầu gồm những lá nỗn có lơng. Quả kép hình tim, có từng ơ 5 góc mờ, khi chín màu vàng hoặc vàng pha đỏ, thịt qủa màu trắng hoặc ngã vàng, ăn được. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ và các đảo xung quanh. Hiện nay cây cũng thấy nhiều ở các khu vực trên thế giới như Ấn Độ, châu Phi, châu Úc. Tại Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở các vùng đất nhiễm phèn ở các tỉnh ven biển từ Bắc vào Nam [34, 35].
Một số nghiên cứu về thành phần hóa học của bình bát cho thấy vỏ thân có chứa tanin, các hợp chất alkaloid và phenolic. Lá chứa alkaloid, acid amin, carbohydrate, steroid, glycoside và tanin. Rễ và hạt chứa acetogenin, alkaloid, flavonoid,...Một số hợp chất acetogenin được phân lập bao gồm annoreticuin, bullatacin, squamosine, rolliniastatin,....được chứng minh có hoạt tính sinh học cao [35, 36].
Trong nghiên cứu của Prijono về hoạt tính kháng côn trùng của cây họ Na (Annonaceae) trên loài Crocidolomia binotalis Z. cho thấy cao chiết từ hạt của 2 loại cây A. glabra và A. squamosa thể hiện tỉ lệ tử vong trên 90% ở nồng độ pha loãng 0.25% (w/v) [37].
Bên cạnh đó, Padmaja cùng cộng sự cũng đã chứng minh khả năng kháng côn trùng mạnh của cây bình bát. Cao chiết hạt bình bát được pha lỗng thành các nồng độ khác nhau và đổ lên đĩa ở 1 thể tích xác định tạo thành 1 lớp film đồng nhất. Sau đó, các con trưởng thành của loài mọt hại khoai Cylas formicarius được cho vào đĩa và phủ lại bằng một mảnh vải thưa. Sau 48 giờ, các cá thể được đặt vào 1 ống sạch. Tỉ lệ tử vong được theo dõi sau 1, 3, 5 và 7 ngày. Ở nồng độ 1%, tỉ lệ tử vong là 60% sau 5 ngày khảo sát. Các nồng độ thấp hơn chỉ thể hiện hoạt tính ở mức trung bình [38].
Đồng thời, nghiên cứu hoạt động diệt côn trùng của 3 hợp chất acetogenin được phân lập từ chiết xuất hạt bình bát cho thấy các hợp chất này có khả năng ức chế sự sinh trưởng và gây chết ấu trùng các loài Callosobruchus chinensis, Plutella xylostella,
Henosepilachna vigintioctopunctata [39].