CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.5. Xây dựng công thức chế phẩm từ các cao chiết
3.5.1. Ảnh hưởng của nồng độ Aza 30% đến hoạt tính của chế phẩm
Ảnh hưởng của nồng độ Aza 30% đến độc tính tiếp xúc của chế phẩm sau khi pha loãng 300 - 500 lần (mức độ pha loãng thường sử dụng đối với các sản phẩn trên thị trường) được trình bày qua Bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tỉ lệ tử vong của chế phẩm đối với loài Alphitobius diaperinus ở các nồng
độ Aza 30% khác nhau
Nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) Tỉ lệ tử vong (%)
1/300 1/400 1/500 Nồng độ Aza 30% trong chế phẩm (%, w/w) Mẫu trắng 0.0 0.0 0.0 Mẫu 1 (1% bột Aza 30%) 28.3 2.9 13.3 2.9 1.7 2.9 Mẫu 2 (2% bột Aza 30%) 41.7 2.9 20.0 0.0 13.3 2.9 Mẫu 3 (4% bột Aza 30%) 50.0 0.0 33.3 7.6 20.0 5.0 Mẫu 4 (6% bột Aza 30%) 61.7 2.9 48.3 2.9 36.7 5.8 Mẫu 5 (8% bột Aza 30%) 75.0 0.0 56.7 2.9 48.3 2.9 Mẫu 6 (10% bột Aza 30%) 83.3 2.9 68.3 2.9 60.0 0.0 Kết quả từ Bảng 3.5 cho thấy rằng khi tăng nồng độ azadirachtin trong mẫu thử, tỷ lệ tử vong của ấu trùng tăng dần từ 28.3% (mẫu chứa 1% Aza 30% ) đến 83.3% (ở mẫu chứa 10% Aza 30%) ở nồng độ pha loãng 1/300 (mL chế phẩm/mL nước). Tỷ lệ tử vong cũng có xu hướng tăng dần ở nồng độ pha loãng 400 lần và 500 lần tương ứng. Có thể thấy khi azadirachtin nằm trong hệ nhũ tương thể hiện hoạt tính vượt trội hơn khi so sánh với kết quả độc tính tiếp xúc của azadirachtin dạng tự do trong mục 3.2.1 (ở nồng độ 40 mg/mL Aza 30% vẫn chưa thể hiện độc tính). Qua đó cho thấy hệ nhũ tương giúp tăng khả năng thẩm thấu qua lớp biểu bì của cơn trùng nên làm tăng độc tính của sản phẩm. Kết quả này tương tự với kết quả của MadMound và cộng sự khi nghiên cứu độc tính của chế phẩm NeemAza T 5% (chứa 5% azadirachtin) và Neemix 4.5% (chứa 4.5% azadirachtin) đối với ấu trùng Bactrocera zonata cho thấy tỷ lệ tử vong tương ứng lần lượt là 12 - 92% và 28 - 88% khi khi pha loãng từ 50 - 200 lần [126]. Trong một báo cáo khác của Choupanian và cộng sự cũng thu được kết quả
tương tự khi tiến hành nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả của azadirachtin chống lại hai loài Sitophilus oryzae (L.) và Tribolium castaneum (Herbst) thông qua hệ nhũ
tương nano [127]. Bên cạnh đó, hiệu quả kháng ăn của chế phẩm được thể hiện trong
Hình 3.19.
Hình 3.19: Khả năng kháng ăn của chế phẩm ở các nồng độ Aza 30% khác nhau
Chú thích:
Mẫu 1 - mẫu thử chứa 1% Aza 30% Mẫu 4 - mẫu thử chứa 6% Aza 30% Mẫu 2 - mẫu thử chứa 2% Aza 30% Mẫu 5 - mẫu thử chứa 8% Aza 30% Mẫu 3 - mẫu thử chứa 4% Aza 30% Mẫu 6 - mẫu thử chứa 10% Aza 30%
1/300, 1/400, 1/500 lần lượt là nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) 300, 400 và 500 lần
Từ Hình 3.19 có thể thấy chế phẩm thể hiện khả năng kháng ăn tương đối tốt ở các nồng độ 6%, 8% và 10% (w/w) Aza 30% khi được pha loãng từ 300 đến 500 lần. Kết quả này tương tự kết quả ở mục 3.4 với nồng độ Aza 30% sau khi pha loãng trong khoảng 0.05 - 0.5 mg/mL. Mặc khác, kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Su và cộng sự khi tiến hành khảo sát khả năng kháng ăn của một số chế phẩm chứa Azadirachtin như Azad EC 4.5, Azatin WP 4.5, Neemix EC 4.5 trên hai loài Culex tarsalis và Culex quinquefasciatus [128].