Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết ớt đến hoạt tính của chế phẩm

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 73 - 78)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.5. Xây dựng công thức chế phẩm từ các cao chiết

3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết ớt đến hoạt tính của chế phẩm

Kết quả ảnh hưởng của nồng độ cao chiết ớt đến độc tính tiếp xúc của chế phẩm được trình bày qua Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tỉ lệ tử vong của chế phẩm đối với loài Alphitobius diaperinus ở các nồng

độ cao chiết ớt khác nhau

Nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) Tỉ lệ tử vong (%)

1/300 1/400 1/500

Nồng độ cao chiết ớt trong chế phẩm

(%, w/w)

Mẫu trắng 0.0 0.0 0.0

Mẫu 1 (1% cao chiết) 27.5  2.7 23.3  3.6 16.7  4.1 Mẫu 2 (2% cao chiết) 40.0  3.2 29.2  2.0 20.0  4.5 Mẫu 3 (4% cao chiết) 52.5  2.7 36.7  2.6 26.7  2.6 Mẫu 4 (6% cao chiết) 60.0  3.2 41.7  4.1 31.7  2.6 Mẫu 5 (8% cao chiết) 65.8  3.8 51.7  4.1 41.7  4.1 Mẫu 6 (10% cao chiết) 75.0  3.2 57.5  6.9 47.5  2.7

Hình 3.20: Khả năng kháng ăn của chế phẩm đối với loài Alphitobius diaperinus ở các

nồng độ cao chiết ớt khác nhau Chú thích:

Mẫu 1 - mẫu thử chứa 1% cao chiết Mẫu 4 - mẫu thử chứa 6% cao chi ết Mẫu 2 - mẫu thử chứa 2% cao chiết Mẫu 5 - mẫu thử chứa 8% cao chiết Mẫu 3 - mẫu thử chứa 4% cao chiết Mẫu 6 - mẫu thử chứa 10% cao chiết 1/300, 1/400, 1/500 lần lượt là nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) 300, 400 và 500 lần.

Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy rằng khi tăng nồng độ cao chiết ớt trong mẫu thử từ 1 - 10%, tỷ lệ tử vong của ấu trùng tăng dần ở nồng độ pha loãng mẫu thử 300, 400 và 500 lần. Trong hệ nhũ tương, nồng độ cần thiết của cao chiết ớt để gây tử vong 50%

số lượng cá thể ấu trùng trong khoảng 0.2 - 0.25 mg/mL thấp hơn 50 lần so với cao chiết thơ. Do đó, việc sử dụng cao chiết dưới dạng chế phẩm giúp vận chuyển hoạt chất đến các mục tiêu tác động trong cơ thể côn trùng tốt hơn, nhờ vậy, hoạt tính sinh học của sản phẩm thường cao hơn. Đồng thời kết quả khả năng kháng ăn (Hình 3.20) của các mẫu chế phẩm chứa cao chiết ớt hầu hết điều thể hiện khả năng kháng ăn kém. Kết quả này tương đồng với kết quả ở mục 3.2.2 khi mẫu cao chiết ớt hầu như không gây ra sự ngừng ăn ở côn trùng.

3.5.3. Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết hạt mãng cầu đến hoạt tính của chế phẩm

Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết hạt mãng cầu đến độc tính tiếp xúc của chế phẩm được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Tỉ lệ tử vong của chế phẩm đối với loài Alphitobius diaperinus ở các nồng

độ cao chiết hạt mãng cầu khác nhau

Nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) Tỉ lệ tử vong (%)

1/300 1/400 1/500 Nồng độ cao chiết hạt mãng cầu trong chế phẩm (%, w/w) Mẫu trắng 0.0 0.0 0.0

Mẫu 1 (1% cao chiết) 36.7  5.2 26.7  2.6 24.2  3.8 Mẫu 2 (2% cao chiết) 48.3  2.6 35.8  2.0 31.7  4.1 Mẫu 3 (4% cao chiết) 57.5  6.1 46.7  5.2 36.7  4.1 Mẫu 4 (6% cao chiết) 65.0  6.3 53.3  5.2 45.0  6.3 Mẫu 5 (8% cao chiết) 71.7  4.1 63.3  4.1 48.3  4.1 Mẫu 6 (10% cao chiết) 88.3  9.3 71.7  4.1 53.3  2.6

Hình 3.21: Khả năng kháng ăn của chế phẩm đối với loài Alphitobius diaperinus ở các

nồng độ cao chiết hạt mãng cầu khác nhau Chú thích:

Mẫu 1 - mẫu thử chứa 1% cao chiết Mẫu 4 - mẫu thử chứa 6% cao chiết Mẫu 2 - mẫu thử chứa 2% cao chiết Mẫu 5 - mẫu thử chứa 8% cao chiết Mẫu 3 - mẫu thử chứa 4% cao chiết Mẫu 6 - mẫu thử chứa 10% cao chiết

1/300, 1/400, 1/500 lần lượt là nồng độ pha loãng (mL chế phẩm/mL nước) 300, 400 và 500 lần.

Kết quả từ Bảng 3.7 cho thấy khi tăng nồng độ cao chiết hạt mãng cầu trong mẫu thử từ 1% lên 10%, tỷ lệ tử vong của loài A.diaperinus tăng dần ở nồng độ pha loãng 1/300, 1/400 và 1/500 (mL chế phẩm/mL nước). Kết quả này tương tự kết quả

khi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ azadirachtin, cao chiết ớt lên hoạt tính của sản phẩm khi sử dụng ở nồng độ thấp với mức độ tử vong cao hơn so với khi sử dụng ở dạng cao chiết thơ. Bên cạnh đó, khả năng kháng ăn của chế phẩm chứa cao chiết hạt mãng cầu tương đối kém và tương đồng với mẫu chứa cao chiết ớt. Các kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu ở mục 3.2.2 khi hai loại cao chiết này thể hiện khả năng kháng ăn kém.

Từ các kết quả trên, việc lựa chọn các nồng độ cao chiết để phối trộn phải đảm bảo hỗn hợp sau khi pha loãng với nước 300-500 lần vẫn giữ được khả năng kháng ăn và mức độ hiệu quả của chế phẩm so với các hoạt chất khi sử dụng độc lập. Do đó, cơng thức của chế phẩm được thể hiện trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Thành phần các chất trong chế phẩm NP

Thành phần Tỉ lệ (%)

Aza 30% 6

Cao chiết ớt 6

Cao chiết hạt mãng cầu 6 Polysorbate 80 (tween 80) 32

Propylene glycol (PG) 8 Ethoxylate alcohol 10

Tinh dầu sả Java 16

Dầu neem 9

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)