Hiệu suất thu cao của các loại cây

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 47 - 49)

3.2. Hoạt tính kháng cơn trùng của các chiết xuất thảo mộc

Khi phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, thuốc sẽ tác dụng và gây tử vong các loài sâu bệnh bằng các nguyên nhân khác nhau như độc tính tiếp xúc qua da, khả năng kháng ăn dẫn đến việc sâu chết đói do khơng có thức ăn, tính độc đường ruột khi ăn phải thức ăn…[93, 94]. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, độc tính của các loại cao chiết được tiến hành khảo sát thông qua hai phương pháp là tính độc tiếp xúc và khả năng kháng ăn. Bên cạnh đó, ấu trùng Alphitobius diaperinus của loài bọ cánh cứng được lựa chọn làm mẫu vật thí nghiệm vì chúng có hình dáng và đặc tính sinh học tương tự lồi sâu Tenebrio Molitor (ấu trùng cũng thuộc họ bọ cánh cứng) [95], một

3.2.1. Tính độc tiếp xúc

Trong thực tế ngoài đồng ruộng, để thuốc bảo vệ thực vật phát huy tác dụng thì chúng phải tiếp xúc được với dịch bệnh [3]. Từ đó, yếu tố đầu tiên được lựa chọn nhằm khảo sát hoạt tính kháng cơn trùng chính là khả năng gây độc tiếp xúc đối với sâu bệnh. Độc tiếp xúc là khả năng tác động trực tiếp khi tiếp xúc với cơ thể sinh vật, gây độc cho chúng khi thuốc xâm nhập qua lớp biểu bì [3]. Khả năng kháng sâu của từng mẫu cao chiết được đánh giá dựa vào nồng độ gây chết 50% số cá thể (LC50) và nồng độ gây chết 100% số cá thể theo quan sát (LC100 thực tế) theo phương pháp độc tiếp xúc. Giá trị LC50 và LC100 thực tế càng thấp chứng tỏ hoạt tính kháng sâu của mẫu thử càng mạnh. Mẫu đối chứng được sử dụng là Shertin 5.0 EC (hoạt chất chính là abamectin 50 g/L), một loại chế phẩm sinh học khác nhằm so sánh và đánh giá mức độ hiệu quả của các cao chiết.

Bên cạnh đó, một con sâu được xem là chết sau 24 giờ thử nghiệm khi chúng khơng có dấu hiệu cử động (thường là ở chân hay thân sau) dưới tác dụng của một lực vừa đủ lên phần bụng nhiều lần.

Độc tính tiếp xúc thể hiện thơng qua đường cong đáp ứng liều lượng ở Hình 3.2 cho thấy đường cong đáp ứng của cao chiết cúc áo hoa vàng có độ dốc lớn nhất so với các đường cịn lại, qua đó cho thấy hoạt chất trong chúng có khả năng hấp thụ nhanh chóng vào trong cơ thể sinh vật và khi đạt nồng độ tích luỹ sẽ gây độc tính nhanh chóng. Chính vì vậy, mặc dù nồng độ LC50 của chiết xuất tương đối cao, liều lượng cần thiết để đạt được tỉ lệ tử vong 90% tổng số cá thể của chúng lại khá thấp, hay thậm chí là gần bằng với giá trị LC90 của các cao chiết hạt mãng cầu xiêm, hạt bình bát. Tuy nhiên điều này lại trở nên khơng chính xác đối với các đường cong có độ dốc cao khác từ các loại cây như ớt, thanh hao hoa vàng và bồ hòn, khi khoảng tăng nhanh đáp ứng theo nồng độ của ba chiết xuất là rộng hơn so với cao chiết cúc áo và chỉ một sự thay đổi nhỏ giá trị trên trục hoành sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về nồng độ. Vì vậy, hoạt tính của cao chiết cúc áo sẽ tốt hơn so với 3 loại cây nêu trên trong khoảng đáp ứng từ

90% trở lên. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, cao chiết hạt mãng cầu xiêm và bình bát dù có độ dốc khá thoải nhưng vẫn thể hiện được hoạt tính mạnh hơn nhiều so với các mẫu thử khác. Nguyên nhân cho việc này có thể giải thích là do đồ thị của chúng nằm lệch về phía bên trái của phần dương trục hoành nhiều hơn, hay giá trị nồng độ đáp ứng cần thiết sẽ nhỏ hơn nhiều so với các loại cây khác. Điều này còn được thể hiện rõ ràng khi nhìn vào đồ thị của mẫu chứng dương trên thị trường, khi đồ thị của chúng nằm lệch qua phía bên trái của trục tung, qua đó thể hiện hoạt tính vượt trội so với các mẫu thử.

a) Cúc áo hoa vàng b) Ớt c) Hạt bình bát

d) Hạt mãng cầu xiêm e) Thanh hao hoa vàng f) Bồ hòn

g) Shertin 5.0 EC

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng côn trùng (alphitobius diaperinus opisina arenosella, diaphania indica) của một số thảo mộc và ứng dụng làm thuốc bảo vệ thực vật (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)