Vị trí cơng trình trên Google Eath

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 103 - 109)

4.1.1. Mục đích, yêu cầu

4.1.1.1. Mục đích

Thành lập hệ thống mốc khống chế, bản đồ địa hình 1/2000 khoảng cao đều 1m theo Tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ cho việc quy hoạch, quản lý sử dụng sau này.

4.1.1.2. Yêu cầu

a) Cơ sở toán học:

Bản đồ được thành lập trong Hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30(k=0.9999), kinh tuyến trục 1050, hệ độ cao Hòn dấu, Hải Phòng.

b) Bay chụp ảnh:

- Độ phủ: 70x70; - Độ phân giải: 10 cm;

- Độ cao bay chụp: 570 m so với địa hình; - Diện tích bay chụp: khoảng 15 km2/1 ca - Số ca bay: 8 ca, Số ngày bay: 07;

- Khống chế ảnh ngoại nghiệp: 254 điểm (dải tiêu, đo bằng RTK - GNSS bằng máy Trimble 2 tần);

- Phương tiện bay: Sử dụng hệ thống bay không người lái Geoscan 201 của hãng GEOSCAN.

a) Một số thông số máy bay không người lái Geoscan 201

Kiểu UAV Cánh cố định

Trọng lượng cất cánh 5.5kg

Sải cánh 2.3m

Động cơ Động cơ điện

Thời gian bay 150 phút

Vận tốc bay 18-35m/s

Trần bay 4000m

Độ cao bay an toàn thấp nhất 120m

Khởi động Súng phóng

Hạ cánh Hạ cánh bằng dù

Thiết bị mang theo Máy ảnh sony RX1/RX1R Tốc độ gió cho phép 12m/s

Nhiệt độ cho phép Từ -20 đến 40 độ C

c) Lập lưới khống chế , bản đồ địa hình 1/2000, khoảng cao đều 1m:

- Lưới khống chế: Tuân thủ theo Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT, ngày 22/12/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc Qui định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500 đến 1: 5000;

- Bản đồ địa hình: Tuân thủ theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BTNMT ngày 21/12/2005 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc Qui định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình 1:2000 và 1: 5000 bằng cơng nghệ ảnh số.

- Tìm điểm gốc Nhà nước: Điểm mặt phẳng = 02 điểm địa chính cơ sở số hiệu: 128432 (thuộc xã Nguyễn Úy); 128429 (thuộc xã Ngọc Sơn);

4.1.2. Đặc điểm tình hình khu đo

Khu đo nằm trên địa bàn các xã: Tượng Lĩnh, Lê Hồ, Nguyễn Úy, Tân Sơn, Thụy Lôi, Ngọc Sơn, Khả Phong và Thị trấn Ba Sao thuộc huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, được giới hạn bởi các tọa độ địa lý sau:

Từ 20°36'10” N đến 20°35'57,77” N

Từ 105°56'04" E đến 105°52'07” E

- Phía Bắc giáp các huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức, Hà Nội; - Phía Đơng giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý;

- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm;

- Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.

Về giao thông đi lại chủ yếu là đường quốc lộ 21, các tỉnh lộ: 977, 74, 494 và một số đường nhựa liên xã, đường bê tông liên thôn, đường cấp phối. Khu vực thực nghiệm có địa hình tương đối bằng phẳng 70% là cánh đồng ruộng.

Những đặc điểm nêu trên nên không bị ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình, đặc biệt là trong mùa mưa hiện nay.

4.1.3. Yêu cầu kỹ thuật lập bản đồ địa hình 1/2000 khoảng cao đều 1m

4.1.3.1. Đo vẽ địa hình:

- Căn cứ mơ hình số bề mặt DSM trích xuất vị trí, độ cao trong đám mây điểm với mật độ 50 điểm/1 dm2;

- Dựa trên bình đồ ảnh để loại trừ độ cao các điểm đột xuất (không đặc trưng) như trên địa vật: nhà, cây...

- Sử dụng phần mềm Topo hoặc Global Mapper để nội suy đường bình độ.

4.1.3.2. Đo vẽ địa vật:

Các yếu tố địa vật: Dân cư (nhà, vật kiến trúc, ..), giao thông, thủy hệ, thực vật, ranh giới, địa giới được véc tơ hóa trên nền bình đồ ảnh.

4.1.3.3. Điều vẽ ảnh và đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp:

Sau khi thực hiện đo vẽ địa hình, địa vật trên PC ở nội nghiệp tiến hành: - Đo vẽ bổ sung ngoài thực bằng máy RTK, toàn đạc điện tử ở những khu vực: chụp sót, chụp hở, mây che, lóe sáng và đo kiểm tra một số khu vực để đánh giá độ chính xác của sản phẩm;

- Điều tra địa danh, các ghi chú thuyết minh;

- Đối soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

4.1.3.4. Nội dung thể hiện bản đồ:

Trên cơ sở kết quả điều vẽ ảnh và đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp, tiến hành cập nhật bổ sung lên bản vẽ dưới dạng *.dgn (V8) hoặc *.dwg . Các yếu tố nội dung phải biểu thị trên bản đồ địa hình theo qui định của ký hiệu, bao gồm:

- Các yếu tố cơ sở toán học;

- Thủy hệ và các đối tượng có liên quan; - Địa hình;

- Đường giao thông và các đối tượng liên quan;

- Dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội, ranh giới, tường, rào; - Thực vật;

- Địa giới hành chính các cấp.

4.1.3.5. Độ chính xác bản đồ địa hình:

- Sai số trung phương vị trí địa vật biểu thị trên bản đồ gốc so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ gần nhất tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập khơng được vượt quá các giá trị sau đây:

+) 0,5 mm khi thành lập bản đồ ở vùng đồng bằng và vùng đồi; +) 0,7 mm khi thành lập bản đồ ở vùng núi.

- Sai số trung phương độ cao của đường bình độ, điểm độ cao đặc trưng với vị trí điểm khống chế đo vẽ gần nhất ≤ 0,66 m;

- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ ngoại nghiệp so với vị trí điểm tọa độ quốc gia gần nhất sau bình sai tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập không vượt quá 0,1 mm ở vùng quang đãng và 0,15 mm ở vùng ẩn khuất:

- Sai số trung phương độ cao của điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với độ cao của điểm độ cao quốc gia gần nhất khơng vượt q 1/10 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng quang đãng và 1/5 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng ẩn khuất.

Sai số giới hạn của vị trí địa vật, của độ cao đường bình độ, độ cao điểm đặc trưng địa hình, độ cao điểm ghi chú độ cao; của vị trí mặt phẳng và độ cao điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ không được vượt quá 2 lần các sai số quy định nêu trên.

4.2. BAY CHỤP HIỆN TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU BAY CHỤP 4.2.1. Bay chụp hiện trường 4.2.1. Bay chụp hiện trường

4.2.1.1. Công tác chuẩn bị

- Căn cứ vào mục đích sử dụng tiến hành xin cấp phép bay; - Thu thập tài liệu (BĐĐH, điểm địa chính cơ sở…)

- Thiết kế bay chụp;

- Thiết kế, tiêu bay, điểm khống chế ảnh, phục vụ tăng dày, điểm kiểm tra… - Chuẩn bị trang thiết bị: thiết bị bay, máy đo GPS….

4.2.1.2. Thực hiện tại hiện trường

a) Công tác rải tiêu, đo tăng dày khống chế ảnh, đo điểm kiểm tra, điểm đặc trưng

- Thông thường tiêu đánh dấu bay được thiết kế tiêu trịn có màu đỏ, có tâm màu trắng. Đường kính tiêu bay phục thuộc vào nhu cầu bay chụp, phục thuộc và độ phân giải mặt đất, tỷ lệ bản đồ cần thành lập.

- Tiêu bay sẽ được đánh dấu tại thực địa theo sơ đồ thiết kế trước, để đảm bảo đủ mật độ ca bay và liên kết khối bay, và ln đảm bảo hồn thành trước khi bay và tồn tại trong suốt thời gian bay.

- Tuy nhiên khi bố trí tiêu ngồi thực địa cần chọn vị trí bằng phẳng, thơng thống, ngồi ra đối với địa hình đồi dóc, địa hình thay đổi lớn, cần phải bố trí tiêu bay những nơi địa hình thay đổi để đảm bảo khi tăng dày chặc chẽ khối ảnh.

- Ngồi ra cũng có thể dùng phương pháp chọn chít ảnh, chọn chít vị trí rõ nét trên ảnh và ngồi thực địa để đo KCA và tăng dày (với phương pháp này thì cần bay chụp ảnh trước).

- Đo khống chế ảnh được sử dụng bằng công nghệ đo GPS động RTK. Điểm khởi tính là các điểm địa chính cơ sở đã được thu thập trong khu vực thực hiện. Thông thường trên thực tế việc đánh dấu tiêu bay và đo khống chế ảnh được thực hiện cùng lúc trước khi tiến hành bay.

Hình 4.2: Cơng tác triển khai đo khống chế ảnh và đo điểm đặc trưng, điểm thực phủ che khuất bằng máy GPS-RTK South S82T.

b) Công tác bay chụp ảnh, thu nhận ảnh và xử lý tâm ảnh

- Thiết kế khu vực bay, vùng bay. - Lập kê hoạch bay.

- Bay bằng thiết bị bay UAV của hãng GEOSCAN, điều khiển bằng laptop thông qua USB radio modem.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)