Bảnđồ tỷ lệ 1/2000 khu vực Hà Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 125 - 134)

4.2.2. Hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn khi áp dụng

4.2.2.1. Hiệu quả kinh tế

Khi áp dụng phương pháp này vào thành lập bản đồ địa hình và xây dựng mơ hình số địa hình rõ ràng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cụ thể là:

- Giảm thiểu nguồn nhân lực: đội ngũ kỹ thuật bay và xử lý số liệu sau bay chụp chỉ cần tối thiểu 2 người là có thể thực hiện tốt mọi cơng việc, trong ứng dụng công nghệ.

- Giảm thiểu phương, tiện máy móc đo đạc, đặc biệt việc khu vực phức tạp cho việc duy chuyển đi lại.

- Giảm thời gian thi cơng: qua q trình thử nghiệm thực tế cho thấy thời gian thi công rất nhanh bởi công việc chủ yếu được thực hiện nội nghiệp (trong phòng), thời gian đi ngoại nghiệp chỉ chiếm một phần không lớn dành cho bay chụp, đo khống chế và đối chiếu hiện trường.

- Nâng cao năng suất lao động: nhận định này rất dễ hiểu bởi cùng một khối lượng công việc như nhau nhưng với công nghệ mới này đã giảm thời gian thi cơng, giảm nguồn nhân lực kéo theo đó là năng suất của người lao động được nâng cao.

- Chi phí mua thiết bị và đào tạo nhân lực ban đầu thấp, và đầu tư tập trung chuyên sâu: các phương pháp truyền thống cần đến nhiều người lao động, nhiều trang thiết bị kỹ thuật kèm theo, chi phí đào tạo bỏ ra lớn. Ngược lại, hệ thống bay chụp không người lái này chỉ cần ít người lao động nên chi phí chuyển giao cơng nghệ giảm rõ dệt trang thiết bị cần có rất ít và gọn nhẹ.

- Cho ra sản phẩm đa chiều từ nguồn dữ liệu đầu vào là ảnh hàng không, số liệu đo GPS tăng dầy khống chế, có thể chiếc xuất ra nhiều loại sản phẩm: bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, ảnh 2D trực giao, mơ hình số bề mặt, mơ hình số địa hình, xây dựng cơ sở dữ liệu nền thơng tin địa lý, tạo đám mây điểm xây dựng mơ phỏng 3D…

4.2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng GPS-RTK và kết hợp UAV trong thành lập mơ hình số địa hình. trong thành lập mơ hình số địa hình.

Việc áp dụng GNSS-RTK và ảnh chụp bằng máy bay không người lái vào thành lập mơ hình số địa hình, có rất nhiều thuận lợi nổi bật đó là:

- Cơng nghệ dễ chuyển giao.

- Độ phân giải của ảnh cao, dễ giải đốn địa hình, địa vật khi nội suy chuyển từ mơ hình số bề mặt sang mơ hình số địa hình.

- Tính thời sự cấp thiết tức thì, đáp ứng nhanh khách quan trung thực. - Ảnh chụp kết hợp dữ liệu đo GPS có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau cho ra đa sản phẩm, số liệu đa chiều như: bản đồ địa hình, địa chính, bản đồ hiện trạng, quy hoạch các cơng trình, quy hoạch tổng thể, cơ sở dữ liệu nền thơng tin địa lý, xây dựng mơ phỏng mơ hình 3D.

- Hệ thống gọn nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển và thao tác ngoài thực địa.

- Hệ thống cho ta kết quả chính xác, nhanh chóng và trực quan giúp cho nhà thiết kế có được những thơng tin cần thiết và nhanh chóng lựa chọn được phương án tuyến tối ưu.

- Hệ thống có tính tự động hóa cao, thuận tiện cho người sử dụng.

mà khó tiếp cận bằng phương pháp truyền thống.

- Khi được cơ quan có thẩm quyền chính thức cơng nhận thì phương pháp này sẽ được phổ biến rất nhanh và rộng rãi bởi tính cơ động, gọn nhẹ của hệ thống chụp, cũng như nguồn tư liệu là ảnh số phổ thông nên cơng tác lưu trữ dễ dàng. thuận lợi và ít tốn kém.

- Bên cạnh đó cũng cịn tồn tại một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng rộng rãi như:

- Đây là công nghệ hiện đại và tương đối mới ở Việt Nam do đó người sử dụng cần phải được đào tạo bài bản ngay từ đầu về kỹ năng bay kết hợp việc đo đạc xử lý số liệu GNSS, vì là cơng nghệ cao, đầu tư tốn kém nên địi hỏi người sử dụng hiểu biết sâu về nguyên lý các hệ thống thiết bị, có kinh nghiệm để xử lý nhanh các tình huống khách quan.

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết như mưa, gió…, ngồi ra cịn phải tránh các khu vực cấm bay;

- Không phù hợp nhiều với vùng dân cư đông đúc như thành thị, thơn xóm tập trung.... là những vùng có thực phủ lớn gây khó khăn trong việc giải đốn và nội suy mơ hình số địa hình (cần kết hợp với việc đo vật che khuất nhiều, khi ảnh khơng thể nhìn thấy mặt đất).

- Chưa có văn bản chính thức quy định kỹ thuật cũng như đơn giá lập thiết kế dự toán kỹ thuật về sử dụng ảnh chụp từ máy bay không người lái trong công tác thành lập bản đồ và các mục đích liên quan.

- Việc bay chụp ảnh nếu khơng được quản lý tốt thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. gây mất an toàn, và lợi dụng mặt trái thực hiện các việc phi pháp.

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ ỨNG DỤNG GNSS-RTK KẾT HỢP UAV TRONG THÀNH LẬP MƠ HÌNH SỐ MẶT TRONG THÀNH LẬP MƠ HÌNH SỐ MẶT

Ta thấy rằng mơ hình số mặt đất tạo ra từ ảnh chụp thiết bị không người lái Geoscan 201 của hãng GEOSCAN mơ tả chính xác dáng địa hình, bề mặt mơ hình số địa hình sát với bề mặt thực địa, không bị đứt quãng bởi các tam giác cạnh lớn như mơ hình số địa hình đo bằng máy tồn đạc.

Bằng các thực nghiệm tại một số cơng trình, dạng địa hình khác nhau với giá trị thu nhận từ ảnh chụp so sánh với các kết quả kiểm tra bằng công nghệ GNSS - RTK, phương pháp đo đạc mặt đất truyền thống sai số đạt được cho cả 3 chiều XYH trong khoảng biến thiên 510cm cho các vùng không bị thực phủ che khuất dưới mặt đất.

Kết quả có thể đưa ra nhiều định dạng khác khau để sử dụng trong các phần mềm chuyên ngành như: ArcGIS, GlobalMapper, Quantum GIS, Solidworks, Google Earth, AutoCAD…

Kết quả thực nghiệm ban đầu cho thấy hệ thống thu nhận ảnh sử dụng thiết bị bay khơng người lái hồn tồn có thể đáp ứng được cơng tác xây dựng mơ hình số địa hình trong các dự án giao thơng, thành lập bản đồ tỷ lệ lớn phục vụ cho các bước lập đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi có kết hợp trị đo mặt đất, kiểm soát giám sát q trình thi cơng đường…

Ngồi khả năng đáp ứng về độ chính xác, nhanh chóng cơng nghệ GNSS- RTK kết hợp UAV cịn có một số ưu điểm như:

+ Phù hợp với địa hình trung du và đồng bằng, vùng ven sông, ven biển… + Khi bay chụp ảnh những vùng đơ thị, bình đồ ảnh có thể thể hiện được tối đa hình ảnh của các địa vật gần sát chân các cơng trình xây dựng cao tầng.

+ Kết hợp phương pháp đo truyền thống với phương pháp bay chụp sẽ đem lại hiệu quả và độ chính xác cao (đối với các vùng có mức độ bị che khuất bởi tầng phủ thảm thực vật dày sẽ dùng kết hợp với các trị đo mặt đất theo phương pháp truyền thống để sử dụng trạm ảnh số bốc tách lớp thảm thực vật như rừng rậm).

- Việc sử dụng công nghệ này sẽ cho ta sản phẩm là mơ hình số độ cao, bình đồ ảnh trực giao một cách nhanh chóng và chính xác do đó giúp cho người thiết kế chọn được các phương án tuyến tối ưu, phù hợp cho công tác điều tra, thống kê giải phóng mặt bằng giúp xác định đường bao tổng mức đầu tư Dự án nhanh chóng, giảm thời gian từ khi khảo sát đến thi dẫn đến phát sinh kinh phí.

- Hệ thống bản đồ ảnh thu nhận được từ phương pháp chụp ảnh hàng không được định vị trên hệ thống WGS-84 cho từng tấm ảnh nên rất dễ dàng khi chuyển dải bay lên Google Earth do cùng hệ tọa độ sẽ giúp đơn vị thiết kế có góc nhìn rộng trên bản đồ vệ tinh và góc nhìn trực diện cập nhật tức thời chi tiết trên dải bay khu vực dự án phục vụ công tác xem xét hướng tuyến.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hệ thống thiết bị bay khơng người lái là hệ thống có ứng dụng cơng nghệ hiện đại. Qua nghiên cứu thử nghiệm hệ thống cho thấy nhiều ưu điểm nổi bật có thể đáp ứng tốt yêu cầu trong đo vẽ bản đồ địa hình nói chung và các chun ngành khác, đặc biệt là cơng tác khảo sát nói riêng. Tuy nhiên, mức độ phù hợp có thể ứng dụng với các nhu cầu sản phẩm sau:

+ Phục vụ thiết kế tổng quan khu vực, dự án lớn;

+ Khảo sát nghiên cứu tiền khả thi cho dự án quy mơ lớn, hoặc tuyến dài, khu vực khó đi lại;

+ Điều tra thông tin tạm thời, phục vụ tính tốn khối lượng giải phóng mặt bằng dự án;

+ Xây dựng mơ hình 3D, phối cảnh;

+ Chiết xuất các dạng dữ liệu từ mơ hình số bề mặt DSM, mơ hình số địa hình DEM.

+ Kiểm sốt tiến độ thi cơng hiện trường…

Cơng nghệ chụp ảnh lập bản đồ bằng UAV chi phí đầu tư thấp, tính hiệu quả cơng việc cao, chuyển giao công nghệ sử dụng dễ dàng, cơ động linh hoạt trong di chuyển tác nghiệp, sử dụng ít nhân lực, đáp ứng nhanh tiến độ đo vẽ bản đồ và tính trực quan trung thực cao.

Các thiết bị UAV có thể bay được nhiều độ cao khác nhau. Và với khả năng bay chụp ở độ cao từ dưới 300m trở xuống, ảnh chụp sẽ đạt được độ phân giải cao (từ 12cm đến 3cm cho mỗi pixel) và không bị vướng mây.

Để có thể áp dụng được vào thực tiễn thì cần có những văn bản chính quy quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể, đơn giá thực hiện khi áp dụng phương pháp này trong thành lập bản đồ địa hình với mỗi lĩnh vực nói chung và các loại bản đồ chuyên đề nói riêng.

Về lâu dài cần tính tốn cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý từ việc kết hợp ảnh hàng không UAV và đo GPS động, để từ đó có thể chiết

xuất ra các loại dữ liệu cần thiết cho các nhu cầu khác nhau, đặc biệt trong khảo sát địa hình cần mơ hình số địa hình phục vụ cho việc tính tốn san lấp và việc khảo sát, tính tốn cho các vùng địa hình nguy hiểm sạc lở.

Thuật tốn xử lý khơng ảnh từ UAV luôn được phát triển và đổi mới giúp cho kết quả ảnh mặt bằng đạt độ chính xác cao (lên đến 5cm) phù hợp với các tiêu chuẩn đo vẽ bình đồ địa hình mặt đất.

Nhược điểm

Mặc dù công nghệ ảnh số đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ từ ảnh chụp bằng máy bay không người lái trong thành lập bản đồ địa hình dạng tuyến còn rất hạn chế, đặc biệt với nhu cầu các cấp các ngành, các đối tác cần có được tài liệu trực quan tức thời và số liệu đa chiều. Việc nghiên cứu hệ thống thiết bị bay không người lái (UAV) là rất có ý nghĩa tại thời điểm hiện tại.

Cơ quan thẩm quyền chưa có hành lang pháp lý cụ thể về quy trình kỹ thuật, đơn giá lập dự tốn thiết kế dự tốn kỹ thuật cơng trình cho loại sản phẩm.

2. Kiến nghị:

Cần có thêm những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn về công nghệ máy bay khơng người lái để tìm ra được những hệ thống phù hợp nhất, hiệu quả nhất đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay không chỉ trong thu thập dữ liệu không gian về bản đồ mà còn nhiều lĩnh vực khác: Thiết kế tổng quan cho quy hoạch vùng, khu vực; quy hoạch các cơng trình tuyến; theo dõi khu vực sụt lún; xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, kiểm đếm công tác thống kê đền bù giải phóng mặt bằng, ..…

Đề xuất các cơ quan chức năng nên xem xét và thừa nhận công nghệ chụp ảnh bằng hệ thống máy bay không người lái như là một phương pháp chính thức được phép áp dụng cho thành lập bản đồ địa hình nói chung và các dạng bản đồ chuyên đề khác nói riêng ở Việt Nam góp phần vào cuộc cách mạng số trong đo đạc trắc địa bản đồ đồng hành trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.

chụp ảnh phục vụ lập bản đồ, loại tỷ lệ được phép áp dụng, ban hành hướng dẫn áp dụng, bản đồ vùng được phép và không được phép bay chụp bằng phương pháp thu nhận ảnh gần với các chủng loại thiết bị bay chụp không người lái.

Nghiên cứu chuyên sâu các giải pháp trong nhận dạng địa hình, địa vật tự động trên nền ảnh thu nhận từ ảnh chụp lập thể máy bay không người lái thay thế cho cách thức nhận dạng đang thực hiện bằng phương pháp đồ giải thủ công độ chính xác khơng ổn định và gây mất nhiều thời gian như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

xây dựng lưới độ cao (QCVN 11:2008/BTNMT).

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 68/2015/TT-BTNMT ngày 22

tháng 12 năm 2015, Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ đo đạc bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000.

3. Bộ Xây dựng (2006), QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và cơng trình.

4. Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (1990), Quy phạm đo vẽ bản đồ địa

hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 (96TCN 43-90).

5. Đặng Nam Chinh (1998), Nghiên cứu các phương pháp nâng cao độ chính xác xác định độ cao bằng công nghệ GPS, Báo cáo khoa học - Trường Đại

Học Mỏ - Địa Chất.

6. Đặng Nam Chinh (2003), Bài giảng Bình sai lưới. Giáo trình Trắc địa cao cấp, Đại học Mỏ - Địa chất. Hà Nội.

7. Đặng Nam Chinh (2014), Ứng dụng GPS trong thành lập, hiện chỉnh

và sử dụng bản đồ, Bài giảng cao học ngành Trắc địa - Bảnđồ, Đại học Mỏ-Địa

chất, Hà Nội.

8. Đặng Nam Chinh, Đỗ Ngọc Đường (2012), Định vị vệ tinh, Bài giảng cao học ngành Trắc địa, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

9. Đỗ Ngọc Đường, Đặng Nam Chinh (2003), “Bài giảng công nghệ

GPS”, Trường đại học Mỏ - Địa Chất.

10. Lê Văn Giảng (2018), Nghiên cứu ứng dụng kết hợp công nghệ UAV

và GNSS-RTK trong thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, Luận văn thạc sỹ kỹ

thuật, ĐH Mỏ - Địa chất.

11. Nguyễn Việt Hà, Trần Khánh (2016), Mơ hình số địa hình và ứng dụng trong trắc địa cơng trình, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

12. Phan Văn Hiến và nnk (1999), Trắc địa cơng trình, NXB Giao thơng vận tải, Hà Nội.

13. Phan Văn Hiến và nnk (2003), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS

trong trắc địa cơng trình, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp bộ (Bộ Giáo dục

và Đào tạo). Mã số: B2001-36-23,5/2003.

14. Trần Viết Tuấn (2007), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong trắc địa cơng trình ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ -

Địa chất, Hà Nội, 2007.

15. TCVN 9401:2012, Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa cơng trình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 125 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)