Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 64 - 66)

2.1 .1Mục đích khảo sát

3.1. CÔNG NGHỆ BAY CHỤP ẢNH HÀNG KHÔNG BẰNG UAV

3.1.1.1. Trên thế giới

Các hệ thống UAV được phát triển và ứng dụng từ những năm 1916, chủ yếu vào lĩnh vực cứu hộ và quân sự. Những nước đã phát triển mạnh hệ thống UAV từ lâu là Đức, Hoa Kỳ, Liên Xô cũ (bây giờ là Nga), và gần đây là một số nước như Israel, Trung Quốc, Nhật Bản,... Dưới đây sẽ mô tả khái quát một số hệ thống UAV tiêu biểu trên thế giới.

a) Máy bay drone trinh sát siêu nhỏ PD-100 Black Hornet

Black Hornet là một chiếc máy bay drone siêu nhỏ, được thiết kế phát triển bởi Cơng ty Prox Dynamics có trụ sở tại Na Uy và Mỹ, có thể đặt vừa giữa 2 ngón tay hoặc cho gọn gàng vào túi áo như bất cứ vật dụng bình thường nào khác. Trang bị chủ yếu của Black Hornet là camera nhằm phục vụ công tác do

thám quân sự mà khơng bị phát hiện. Người lính chỉ cần sử dụng cần điều khiển bằng một tay và theo dõi hình ảnh được truyền trực tiếp từ con bọ này. Black Hornet có thể quay lại video thông thường hoặc hồng ngoại, hoạt động trong phạm vi khoảng 1,6 km tính từ nơi điều khiển và có thể bay suốt 25 phút.

Hình 3.1: Drone siêu nhỏ Black Hornet

b) Hệ thống UAV Falcon-PARS của Nhật

Falcon-PARS là một hệ thống chụp ảnh hàng không siêu nhỏ của Nhật được chế tạo theo công nghệ của Đức bao gồm thiết bị bay UAV được lắp thêm máy chụp ảnh phổ thơng có gắn GPS và phần mềm chun dụng để xử lý hình ảnh chụp. UAV này là một thiết bị nhỏ gọn và nhẹ, với 8 cánh quạt, có thể bay ở 2 chế độ có người điều khiển và bay tự động, cho phép chụp ảnh treo tại một điểm, cất hạ cánh thẳng đứng trong một không gian hẹp, di chuyển dễ dàng, rất hiệu quả cho khu vực có bán kính khoảng 300m. Phần mềm xử lý ảnh số có thể tạo lập được các ảnh ghép, ảnh trực giao bởi các tham số định hướng ngồi mà khơng cần các điểm khống chế mặt đất. Phần mềm cũng có thể xử lý để tạo ra mơ hình số bề mặt DSM và sản phẩm bình đồ trực ảnh. Thiết bị UAV này cũng cho phép dễ dàng lắp nhiều loại máy chụp ảnh số phổ thông khác nhau, ngay cả máy chụp ảnh cận hồng ngoại.

Hình 3.2: Drone siêu nhỏ Black Hornet (nguồn Internet)

c) Hệ thống máy ảnh RCD30 và UAV TC-1235 của Thụy Sĩ

Hãng Leica Geosystems và Swissdrones đã phối hợp để sản xuất hệ thống máy ảnh RCD30 kết hợp với hệ thống TC-1235 UAV dùng để chụp ảnh phục vụ công tác thành lập bản đồ địa hình và bản đồ 3D cho các khu vực khai thác mỏ. Giải pháp này cho phép có thể được vận hành một cách an tồn trong điều kiện mơi trường khắc nghiệt. TC-1235 UAV có tính năng thiết kế khơng kém độc đáo, cung cấp tải trọng cao, độ bền lâu dài, kiểu bay ổn định và mức độ an tồn cao.

Hình 3.3: Máy ảnh RCD30 và TC-1235 UAV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)