PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT KHẢO SÁT XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 46)

2.1 .1Mục đích khảo sát

2.2 PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT KHẢO SÁT XÂY DỰNG

2.2.1 Cơ sở lập phương án

- Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 do Cục `Đo Đạc và Bản Đồ Nhà Nước ban hành năm 1990 (Quy phạm 96-TCN- 43-90).

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 do Tổng Cục Địa Chính ban hành kèm theo quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày 19/11/1994 của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Địa Chính.

- Thơng tư số 973/2001/TT-TCĐC của Tổng Cục Địa Chính hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

- TCXDVN 364 : 2006 “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa cơng trình”.

- Quy định nội dung và trình tự khảo sát phục vụ thiết kế các cơng trình lưới điện (ban hành kèm theo QĐ số 1179/QĐ-EVN ngày 25/12/2014 của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam).

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.

2.2.2 Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng

- Khối lượng công tác khảo sát thực hiện theo đúng khối lượng đã nêu trong nhiệm vụ khảo sát.

2.2.3 Phương pháp kỹ thuật khảo sát

2.2.3.1 Khảo sát địa hình

Thu thập số liệu

- Thu thập tài liệu mốc tọa độ, mốc cao độ Quốc gia, bản đồ địa hình từ tỷ lệ 1/10.000 trở xuống trong khu vực. Phân tích mức độ sử dụng của chúng. Nơi thu thập: Cơ quan lưu trữ tư liệu Tổng cục Địa chính, Sở tài nguyên môi trường tỉnh đặt TBA và đường dây đi qua.

Phóng tuyến khảo sát sơ bộ

- Phóng tuyến đo chiều dài, góc lái, điều tra, thống kê sơ bộ nhà cửa, cơng trình kiến trúc xây dựng, đất đai, cây cối hoa màu,... lập báo cáo để thỏa thuận tuyến với địa phương và các bộ ngành liên quan.

Bay chụp ảnh hàng khơng tồn tuyến

- Bay chụp ảnh hàng khơng tồn tuyến:

 Ảnh hàng khơng tồn tuyến đường dây được thực hiện bằng thiết bị bay khơng người lái có điều khiển UAV Trimble UX5 hoặc thiết bị tương đương.

 Phạm vi bay chụp ảnh: Tính từ tim tuyến ra mỗi bên khoảng 250m, đảm bảo đo vẽ bản đồ địa hình, thành lập bình đồ ảnh hàng khơng và xây dựng CSDL địa lý tỷ lệ 1:2.000 tính từ tim tuyến về mỗi bên 100 m.

 Độ phân giải mặt đất trung bình: 15cm, đáp ứng yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa hình và CSDL địa lý tỷ lệ 1:2000 về mặt phẳng 0.3m và về độ cao 0.5m.

 Độ cao bay trung bình: 500m so với bề mặt địa hình.

 Tiêu chí thiết kế bay chụp ảnh: Để đáp ứng độ chính xác yêu cầu cần bay chụp với độ phân giải mặt đất của ảnh 15 cm. Việc phân chia địa hình và thiết kế các phân khu bay chụp ảnh phải phù hợp với hình dạng địa hình của tuyến khảo sát và độ chênh cao địa hình để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng như tận dụng hết khả năng của Hệ thống máy bay chụp ảnh nhằm đem lại hiệu quả và kỹ thuật kinh tế cao nhất.

- Thiết kế lưới khống chế ảnh:

 Thiết kế rải tiêu, đo khống chế ảnh bằng GPS: Để đảm bảo độ chính xác các phân khu bay được bố trí rải tiêu mốc khống chế ảnh trước khi bay chụp ảnh; vị trí và hình dạng tiêu đảm bảo nhận biết rõ trên ảnh; trong trường hợp ngồi thực địa có những địa vật rõ nét (góc sân, ngã tư các bờ ruộng nhỏ…) có thể chọn làm điểm KCA. Vị trí mốc khống chế ảnh được đặt vào các vị trí phân bố chuẩn gồm 4 góc khu bay và giữa khu bay. Do khu vực khảo sát có địa hình phức tạp cần bố trí thêm 2 đến 4 điểm khống chế ảnh vào những khu vực có chênh cao khác nhau để đảm bảo hiệu chỉnh và liên kết khối ảnh vững chắc.

- Phương pháp đo tọa độ, độ cao điểm khống chế ảnh:

 Lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp được thiết kế có thể đo nối bằng phương pháp đo GPS theo đồ hình tam giác đơn với 02 điểm gốc hoặc lưới tam giác dày đặc.

 Có thể sử dụng phương pháp đo GPS thời gian thực (máy GPS hai tần số Topcon RTK).

 Đo vẽ thành lập mơ hình số địa hình DTM và mơ hình số bề mặt DSM và thành lập bình đồ ảnh hàng không trực giao: Sau khi có tư liệu ảnh chụp ảnh tồn tuyến, tiến hành các cơng đoạn sau:

 Đo vẽ thành lập mơ hình số địa hình DTM và mơ hình số bề mặt DSM trên trạm ảnh số.

 Thành lập bình đồ ảnh trực giao: Kết hợp dữ liệu DSM, dữ liệu ảnh chụp tồn tuyến đã qua xử lý tính tốn, tiến hành nắn ghép tạo bình đồ ảnh số trực giao phục vụ điều tra ngoại nghiệp và thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000.

- Thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000:

 Phạm vi thành lập bản đồ: Tính từ tim tuyến về mỗi bên 100m.  Phương pháp thực hiện: Đo vẽ chi tiết địa hình, địa vật trên trạm ảnh số. kết hợp dữ liệu điều tra địa hình địa vật ở ngoại nghiệp hồn thiện bản đo vẽ chi tiết bề mặt địa hình; biên tập bản đồ từ các kết quả đo vẽ trên trạm và kết quả điều tra đối sốt ngồi thực địa.

 Xây dựng CSDL địa lý tỷ lệ 1:2.000: Sau khi thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, tiến hành tách lọc, chuẩn hóa dữ liệu để xây dựng CSDL địa lý theo các quy chuẩn về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; dữ liệu được xây dựng theo định dạng chuẩn của phần mềm ArcGIS (hãng ESRI Mỹ) và theo định dạng chuẩn quốc tế (*.SHP). Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ xong, các đối tượng phải được gán thông tin và mã code phù hợp với định dạng của chương trình của thiết kế.

 Chuyển tọa độ các vị trí điểm đầu, điểm cuối, vị trí cột góc từ mơ hình ra ngồi thực địa bằng thiết bị đo đạc địa hình, để bàn giao phục vụ khoan địa chất.

Đo vẽ bản đồ các tỷ lệ:

- Trên cơ sở các mốc khống chế cao tọa độ tiến hành đo vẽ chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực (đo dài, góc ngang, góc đứng).

- Để lấy hết chi tiết đo vẽ, khu vực đo vẽ phải được phát cây (ø ≤0,1m), bụi cây cho thơng thống.

- Thể hiện được độ cao tại những vị trí đặc trưng nhất của địa hình (các vị trí thay đổi hướng dốc lớn như đỉnh, mép đỉnh đồi núi, đáy, mép vực, v.v….) và địa vật hiện hữu (nhà cửa, đường sá…).

- Mật độ điểm đo chi tiết phải theo quy định đo vẽ bản đồ địa hình.

Dẫn thủy chuẩn kỹ thuật từ các mốc cao độ Nhà nước về các mốc khống chế trong khu vực khảo sát

- Dùng phương pháp thủy chuẩn hình học để thi công lưới thủy chuẩn. Các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu của lưới tuân thủ theo các qui phạm hiện hành. Tính tốn và bình sai chặt chẽ bằng phần mềm chuyên dụng (Chương trình bình sai lưới độ cao của NMTĐ Hịa Bình) trên máy vi tính.

- Sai số khép tuyến hoặc tính theo cơng thức , trong đó L là chiều dài tuyến đo tính bằng km và N là số trạm máy (vùng miền núi).

- Cơng tác tính tốn xử lí số liệu đo và bình sai: Kết quả đo đạc phải được xử lý trước khi tiến hành đưa vào tính tốn bình sai, các sai số sau q trình xử lí số liệu phải đạt yêu cầu theo quy định.

Đo nối tọa độ bằng công nghệ GPS

- Dùng công nghệ GPS để thi công đường chuyền cấp 2. Các yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu tuân thủ theo các qui phạm hiện hành. Tính tốn và bình sai chặt chẽ bằng phần mềm chuyên dụng (GPSurvey hoặc Pinnacle) trên máy vi tính.

- Cơng tác đo đạc bao gồm:

 Lập lịch vệ tinh ứng với vị trí trung tâm khu đo.  Xác định thời gian tiến hành công tác đo.

 Thời gian đo tại mỗi điểm là 60’.

 Các chỉ số DPOP và GDOP phải < 4.

 Thu thập các yếu tố khí tượng, áp suất, nhiệt độ và độ ẩm để hiệu chỉnh vào số liệu đo.

Lưu ý: Lập lịch và chọn thời điểm sao cho tại mỗi trạm đo nhận được tín

hiệu của ít nhất 4 vệ tinh.

- Công tác tính tốn xử lí số liệu đo và bình sai:

 Kết quả đo đạc phải được lưu trữ vào cuối ngày đo theo tên quy định.  Xử lý kết quả đo đạc bằng phần mềm GPS Survey hoặc Pinnacle, các sai số sau q trình xử lí số liệu phải đạt u cầu theo quy định.

 Cần phải lưu ý về tính độc lập của đường đáy khi tính tốn bình sai.  Đo chiều cao angten 2 lần vào đầu và cuối ca đo, đọc đến 1mm.

Điều tra cập nhật địa hình, địa vật trên mặt bằng khu vực đo đạc:

- Các cơng trình kiến trúc (cơng nghiệp, dân dụng…): loại vật liệu kết cấu, vật liệu mái, diện tích nhà, tên chủ nhà, địa chỉ từ tim tuyến ra mỗi bên 31m.

- Cây cối: loại cây, chiều cao hiện hữu, chiều cao tối đa và mật độ cây cối. - Đường dây tải điện, thơng tin… ngồi việc đo góc giao chéo phải đo độ cao dây cao nhất, dây thấp nhất, ghi rõ các số liệu về loại cột, kết cấu cột, cấp điện áp..

- Cơng trình thơng tin liên lạc, trạm thu, phát sóng cắt qua, song song hoặc gần song song với tuyến trong phạm vi 1km tính từ tim tuyến.

- Cơng trình qn sự, sân bay trong phạm vi 2km tính từ tim tuyến.

- Cơng trình cơng nghiệp, hố chất… trong phạm vi 5km cách tim tuyến ĐDK, điều tra rõ qui mô sản phẩm…

- Cơng trình giao thơng: đường bộ (từ đường mịn, liên thôn, liên xã đến đường quốc lộ), đường sắt, đường thuỷ cắt qua, song song hoặc gần song song với tuyến.

- Cập nhật, thống kê sơ bộ địa hình hướng đơng tây nam bắc, địa vật trên mặt bằng khu vực đường (nhà cửa, hệ thống đường, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hướng thoát nước của MB đường).

- Cập nhật đường dây trung thế, hạ thế, thể hiện điểm thấp nhất của dây so với mặt đường.

- Điều tra chiều sâu giếng nước của dân địa phương xung quanh trạm (nước sinh hoạt là giếng khoan hay nước thủy cục).

- Điều tra các cơng trình ngầm gần khu vực khảo sát.

Khảo sát, điều tra phục vụ tính tốn chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Mua bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, rừng. Thu thập thơng tin tình hình kinh tế - xã hội, thu thập đơn giá bồi thường về đất đai, cây cối, hoa màu …, quy định bồi thường hỗ trợ tái định cư của địa phương nơi thực hiện dự án.

- Khảo sát điều tra, xác định diện tích các loại đất trong hành lang tuyến phục vụ tính tốn chi phí bồi thường hỗ trợ về đất.

- Khảo sát, điều tra xác định hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp phục vụ tính tốn bồi thường hỗ trợ đối với cây trồng.

- Khảo sát, điều tra hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp (nhà ở, cơng trình trên đất bị ảnh hưởng phải di chuyển; nhà ở cơng trình bị hạn chế sử dụng) phục vụ tính tốn bồi thường hỗ trợ đối với các chủ sở hữu nhà ở và cơng trình.

Lập hồ sơ trích đo địa chính thửa đất

- Trích đo thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ tự do, hệ tọa độ quốc gia VN-2000; tỷ lệ trích đo và sai số tương hỗ vị trí của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới cùng thửa đất trích đo tương đương sai số tương hỗ thửa đất quy định khi đo vẽ bản đồ địa chính. Trước khi thực hiện trích đo địa chính thửa đất phải xác định ranh giới, mốc giới, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo quy định.

- Trên cơ sở các mốc khống chế cao tọa độ tiến hành đo vẽ chi tiết bằng phương pháp tọa độ cực (đo dài, góc ngang, góc đứng).

- Để lấy hết chi tiết đo vẽ 1/1.000, khu vực đo vẽ phải được phát cây (ø ≤0,1m), bụi cây cho thơng thống.

- Thể hiện được độ cao tại những vị trí đặc trưng nhất của địa hình (các vị trí thay đổi hướng dốc lớn như đỉnh, mép đỉnh đồi núi, đáy, mép vực, v.v….) và địa vật hiện hữu (nhà cửa, đường sá…).

- Thể hiện các yếu tố: Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; Thửa đất; Nhà ở và cơng trình xây dựng khác tại khu vực đơ thị, các khu đô thị thuộc khu vực nông thôn và các khu đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Chỉ thể hiện trên bản đồ các cơng trình xây dựng chính (nhà ở, nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, bể chứa…), khơng thể hiện các cơng trình tạm thời. Các cơng trình ngầm khi có u cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán; Các đối tượng chiếm đất nhưng khơng tạo thành thửa đất; Địa vật, cơng trình có giá trị về lịch sử, văn hố và ý nghĩa định hướng cao.

- Đối tượng thửa đất:

 Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liền kề của thửa đất. Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ.

 Ranh giới thửa đất là các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.

 Trường hợp ranh giới sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng là bờ thửa dùng chung khơng thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo đường tâm của đường bờ thửa; trường hợp độ rộng

đường bờ thửa bằng hoặc lớn hơn 0,5m thì ranh giới thửa đất được xác định theo mép của đường bờ thửa.

- Loại đất:

 Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng theo hiện trạng sử dụng trong khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý lại theo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả chỉnh lý hồ sơ địa chính. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cơ quan Tài ngun và Mơi trường cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận những trường hợp thửa đất có loại đất theo hiện trạng khác với loại đất trên Giấy chứng nhận.

 Trường hợp thửa đất được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì trên bản đồ địa chính chỉ thể hiện loại đất của mục đích chính.

- Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất:

 Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các cơng trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngồi cùng của hình chiếu lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu khơng tiếp giáp mặt đất vượt ra ngồi phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ UAV trong khảo sát thiết kế tuyến đường dây và trạm biến áp 500 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)