Phương pháp kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 31 - 35)

1.2. Các nội dung cơ bản của hoạt động đào tạo

1.2.8. Phương pháp kiểm tra đánh giá

1.2.8.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra – đánh giá

Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với HSSV, GV và đặc biệt là đối với cán bộ quản lý.

Đối với HSSV: Đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin giúp người học điều chỉnh hoạt động học của mình.

- Về giáo dưỡng chỉ cho HSSV thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ sung.

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức, giúp HSSV có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như trí nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức; tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

- Về mặt giáo dục HSSV có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý thức vươn lên đạt kết quả cao hơn, củng cố lịng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn.

Đối với GV: Cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

1.2.8.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá

Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà cịn dạy học như thế nào. Đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao CLĐT. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ, đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, PPDH cho đến kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trị rất to lớn đến việc nâng cao CLĐT. Kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về CLĐT gây tác hại to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội ngày nay.

Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

1.2.8.3. Các phương pháp kiểm tra a. Kiểm tra vấn đáp

Để vấn đáp có hiệu qủa, GV cần lưu ý: Câu hỏi đưa ra phải ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, đạt được mục tiêu. Dành thời gian cho cả lớp suy nghĩ, cần lắng nghe, nhận xét, uốn nắn kịp thời, chính xác và cho điểm cơng khai.

b. Kiểm tra viết

GV cần lưu ý: Chọn số lượng câu hỏi có độ khó dễ đảm bảo sao cho có thể qua đó phân loại rõ trình độ HSSV; nội dung kiểm tra cần đủ cả phần tái hiện, phần vận dụng và phần sáng tạo; câu hỏi rõ ràng, dùng từ đơn giản tránh gây hiểu lầm; chấm bài, cho điểm chính xác và trả bài đúng hạn.

Ưu điểm của kiểm tra viết: Kiểm tra đồng thời được nhiều HSSV, diễn đạt bằng nhiều ngôn ngữ viết các vấn đề liên quan tới kỹ thuật, tiết kiệm thời gian.

c. Kiểm tra quan sát thực hành

- Đánh giá mức độ nắm vững thao tác kỹ thuật đã được chỉ dẫn.

- Đánh giá mức độ hoàn thành cơng việc thực hành (thời gian, tiến trình, cách tổ chức nơi làm việc...).

- Đánh giá mức độ độc lập, sáng tạo trong công việc...

d. Kiểm tra trắc nghiệm kiến thức

TNKT là hoạt động đo lường mức độ đạt được mục tiêu học tập. Có các loại: - Trắc nghiệm qua viết:

+ Câu hỏi tự luận: Là câu hỏi mở nhằm kiểm tra kiến thức về những khái niệm, nguyên lý, quy trình thực hiện...

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Gồm câu trắc nghiệm đa lựa chọn, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, trả lời xác định đúng sai.

- Trắc nghiệm qua lời nói:

+ Trả lời câu hỏi trực tiếp khơng có thời gian chuẩn bị.

+ Quan sát trực tiếp và gián tiếp (thiết bị hỗ trợ). Quy trình soạn bài trắc nghiệm:

- Xây dựng tiêu chuẩn trắc nghiệm; - Xác định mục tiêu trắc nghiệm; - Xây dựng công cụ trắc nghiệm; - Xây dựng thang đo trắc nghiệm; - Thử công cụ trắc nghiệm; - Hồn thiện cơng cụ trắc nghiệm. Ưu nhược điểm:

Ưu điểm: Trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều HSSV, với nhiều nội dung khác nhau; việc chấm bài nhanh, khách quan (có thể nhờ máy tính điện tử phân tích, thơng kê kết quả).

Nhược điểm: Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi đòi hỏi nhiều thời gian, GV xây dựng hệ thống câu hỏi phải có trình độ chun mơn vững vàng.

1.2.8.4. Đánh giá kết quả

Các hình thức kiểm tra có đánh giá. Việc đánh giá có ý nghĩa lớn đối với việc kiểm tra:

- HSSV tìm cách phát huy những ưu điểm khắc phục những khó khăn yếu kém trong học tập.

- Động viên khích lệ HSSV vươn lên trong học tập. - Ghi nhận thành tích của HSSV.

GV đánh giá cần phải chính xác, trung thực, khách quan và thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- Khối lượng và chất lượng tri thức. - Kỹ năng vận dụng tri thức.

- Chất lượng trình bày vấn đáp hoặc viết. - Các thiếu sót và mức độ thiếu sót đó. - Thời gian hồn thành.

Nói chung việc đánh giá kết quả là tương đối khó khăn, phức tạp. Muốn đánh giá chính xác, cơng bằng thì cần dựa vào những tiêu chuẩn nhất định. Nhưng khơng thể có tiêu chuẩn chung để đánh giá cho tất cả các môn học của các ngành nghề. Vì vậy GV phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá riêng cho mơn học mình phụ trách. Song ta cần dựa vào các căn cứ làm chỗ dựa để đưa ra các tiêu chuẩn riêng cho môn học mình phụ trách:

- Mức độ nắm vững tài liệu có liên quan đến mơn học. - Sự thơng hiểu, nắm vững vấn đề học tập.

- Kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tế, vào việc giải quyết các bài tập, kỹ năng tính tốn, kỹ năng thực hành.

- Các lập luận, kỹ năng bảo vệ các luận điểm mình đề ra.

Trên đây là một số cơ sở chung của việc đánh giá, tùy theo ngành nghề đào tạo cũng như thời gian đào tạo. GV phải cụ thể hóa cho phù hợp với mơn học mình phụ trách để đánh giá một cách chính xác, khách quan và cơng bằng, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Kết luận chương 1.

Qua nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận về CLĐT và nâng cao CLĐT ở các trường dạy nghề, tác giả đã trình bày một số khái niệm cơ bản về đào tạo cao đẳng nghề, các nội dung của hoạt động dạy học trong trường dạy nghề, CLĐT và đánh giá CLĐT, những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề. Từ đó làm cơ sở để tác giả đánh giá CLĐT trình độ Cao đẳng nghề nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống tại trường CĐN Điện Sóc sơn, Hà nội trong chương 2 và đưa ra một số giải pháp nâng cao CLĐT trong chương 3.

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CLĐT HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ

NGHỀ QL, VH, SC ĐƯỜNG DÂY VÀ TBA CÓ ĐIỆN ÁP TỪ 110kV TRỞ XUỐNG TẠI TRƯỜNG CĐN ĐIỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI

2.1. Một số nét cơ bản về năng lực đào tạo nghề của trường CĐN Điện Sóc sơn, Hà nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)