3.6.1. Mục đích của giải pháp
CSVC phù hợp với quy mô đào tạo và sát thực tế sản xuất là cơ sở quan trọng nâng cao CLĐT. Tiếp cận những công nghệ mới dạy cho HSSV, để các em khi ra trường không bị bỡ ngỡ với công nghệ đang ứng dụng trong sản xuất.
3.6.2. Nội dung của giải pháp
CSVC là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường. Chất lượng của hệ thống CSVC gắn chặt với CLĐT, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa hệ thống CSVC là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ nơi cơng tác một cách có hiệu quả.
Cùng với việc nâng cấp các trang thiết bị dạy học, nhà trường cũng phải chú trọng nâng cấp các cơng trình phụ trợ như nhà giáo dục thể chất, thư viện, nhà ăn tập thể, hệ thống điện nước, hệ thống đường bộ, khn viên,… vì các cơng trình này cũng tác động đến chất lượng chung trong quá trình đào tạo.
3.6.3. Tổ chức thực hiện
Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã làm tương đối tốt trong công tác đầu tư CSVC phục vụ nhiệm vụ đào tạo song so với nhu cầu hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ. Đặc biệt để phục vụ chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2020, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng CSVC là việc cần thiết và hợp lý. Cụ thể:
- Khu học tập lý thuyết:
+ Cải tạo nâng cấp số phòng học hiện có và tiếp tục xây dựng mới bổ sung phòng học lý thuyết đảm bảo đủ nhu cầu về lớp học do quy mô đào tạo của nhà trường hàng năm không ngừng tăng lên.
+ Khu học tập lý thuyết được bố trí theo từng hệ đào tạo, từng ngành đào tạo, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng và các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh.
+ Xây dựng phòng học chất lượng cao, cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh, hệ thống phòng học này phải được trang bị đầy đủ các PTDH hiện đại: Hệ thống âm thanh, máy chiếu, màn chiếu,..
+ Tại những phòng học lớn nên thiết kế chỗ ngồi theo bậc dốc lên để đảm bảo việc theo dõi bài giảng của học sinh được tốt hơn.
Để khắc phục thực trạng về CSVC. Giải pháp trong thời gian tới là: Các phòng học thực hành của các mơđun: Điện cơ bản, Đo lường và đóng cắt điện, Lưới điện, thực hành sửa chữa nóng đường dây tải điện trên khơng cần xây bổ xung thêm phịng học và đầu tư thêm các thiết bị phục vụ dạy thực hành và thiết bị hiện đại mà các đơn vị sản xuất đã đưa vào sử dụng cả về số lượng và chất lượng.
3.7. Giải pháp hoàn thiện cơng tác kiểm tra và đánh giá
3.7.1. Mục đích của giải pháp
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu đạt được,
tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với yêu cầu của chương trình; phát hiện ra những nguyên nhân sai sót giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học.
- Cơng khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đạng giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên, thúc đẩy học tập.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, yếu của mình, tự điều chỉnh, hồn thiện hoạt động dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học.
3.7.2. Nội dung của giải pháp
- Trong dạy nghề, kiểm tra đánh giá các sản phẩm làm ra của học sinh là cực
kỳ quan trọng, nhưng nếu các em chưa nắm chắc kiến thức lý thuyết thì các em cũng khơng thể thành công trong học thực hành do vậy ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá cả phần lý thuyết và phần thực hành, ta phải biết ứng dụng các ưu điểm của từng phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra vấn đáp là phương pháp thu thập thông tin bằng tương tác hỏi-đáp giữa thày và trị, thơng qua đó giáo viên đánh giá được thực chất mức độ nắm vững kiến thức của học trị, ngồi ra phương pháp này còn rèn luyện được khả năng diễn đạt và tính tự tin qua trình bày những hiểu biết của mình.
- Phương pháp kiểm tra viết được sử dụng nhằm kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu về kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức đã học của học sinh. Phương pháp kiểm ta viết bao gồm phương pháp trắc nghiệm tự luận và
phương pháp trắc nghiệm khách quan. Phương pháp trắc nghiệm tự luận rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày, nâng cao tính sáng tạo cho học sinh. Phương pháp trắc nghiệm khách quan giúp cho giáo viên kiểm tra được kiến thức, kỹ năng của học sinh theo từng tiêu chí đã xác định trên phạm vi rộng trong thời gian ngắn. Khi giáo viên sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá này thì học sinh buộc phải nắm chắc mọi vấn đề, mọi kiến thức, do đó tránh được các em học lệch, học tủ.
- Phương pháp sử dụng nhật ký: Nhật ký được sử dụng trong suốt q trình dạy học bộ mơn hoặc một đợt hoạt động nhất định. Sử dụng nhật ký có hiệu quả rất cao, đặc biệt trong dạy học các nội dung: Thực hành, thí nghiệm, lao động sản xuất, theo dõi sự phấn đáu tu dưỡng của học sinh…
- Phương pháp quan sát được áp dụng trong đánh giá kết quả thực hành. Đặc thù của dạy nghề là nội dung thực hành chiếm tỷ lệ cao trong CTĐT. Đánh giá kỹ năng thực hành bằng phương pháp quan sát là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo tính tồn diện, khách quan, chính xác.
3.7.3. Tổ chức thực hiện
- Với phương pháp kiểm tra vấn đáp: Đây là phương pháp đánh giá kiến thức của học sinh sát thực, chính xác và sâu xắc nhất, nhờ phương pháp này mà giáo viên có thể nắm chắc được từng học sinh hiểu bài ở mức độ nào, từ đó ta có biện pháp, phương pháp phù hợp nhằm thay đổi phương pháp sao cho phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Do vây giáo viên dạy nghề cần tích cực hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp này. Đối với phương pháp này giáo viên có thể áp dụng khi dạy lý thuyết và thực hành đều được. Trong các bài dạy lý thuyết, giáo viên cần tăng cường hỏi học sinh để xem các em hiểu kiến thức chưa, hiểu đến đâu, có phần nào các em chưa rõ… Đối với nội dung thực hành, giáo viên có thể áp dụng khi tiến hành thao tác mẫu, khi cho học sinh luyện tập và khi tổng kết rút kinh nghiệm. Trong quá trình thực hành, nếu giáo viên quan sát thấy em nào có biểu hiện chưa rõ, chưa hiểu, chưa thực hành được thì ta cần có những câu hỏi, những hướng dẫn thêm để các em hiểu và từ đó rút kinh nghiệm cho các em khác.
- Khi cho học sinh làm bài kiểm tra lý thuyết, giáo viên cần thực sự nghiêm túc, khơng để tình trạng cịn có em coi cóp, nhìn bài của bạn… Khi ra đề thi viết, giáo viên nên kết hợp câu hỏi dạng tư duy, câu hỏi dạng học thuộc, câu hỏi dạng trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khác quan nhằm giúp các em phát huy, rèn luyên được khả năng tư duy sáng tạo, khả năng trình bày, khả năng nhớ kiến thức và nhớ toàn bộ những kiến thức các em đã được học.
- Nếu sử dụng nhật ký để đánh giá kết quả quá trình học tập của học sinh thì giáo viên chuẩn bị sẵn một tập phiếu, mỗi học sinh một phiếu riêng. Nội dung của phiếu có thể chỉ gồm hai cột (cột ghi ngày tháng và cột ghi các sự kiện) hoặc nhiều cột, trong đó cột ghi nội dung được tách thành các cột thành phần, mỗi cột thành phần ghi một loại sự kiện có tính chất riêng: Cột ghi khả năng nắm vững kiến thức, cột ghi kỹ năng thao tác, cột ghi thái độ, cột ghi các hoạt động có tính sàng tạo… Trong quá trình thực hiện phương pháp quan sát, giáo viên theo dõi thường xuyên và ghi chép (có thể ghi kín) một cách ngắn gọn, chính xác các thơng tin cần thu thập vào nhật ký. Cuối đợt giáo viên sử dụng các sự kiện hoặc kết quả xếp bậc để hiệu chỉnh kết quả đánh giá quá trình học tập của học sinh.
Ví dụ về phiếu ghi nhật ký: Học sinh:……………………… Lớp: ………………………….. Trường: ………………………. Ngày, tháng, năm Sự kiện Đánh giá Ghi chú Kiến thức Kỹ năng Thái độ
Tổng hợp
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện ngân hàng đề thi cho các môn học: Hiện nay nhà trường đã có ngân hàng đề thi cho các môn học/môđun.
- Xây dựng ngân hàng các đề tài, tiểu luận cho tất cả các môn chuyên ngành, để tới khi học xong mỗi môn chuyên ngành sinh viên đều có một đề tài hoặc một tiểu luận, giảng viên sẽ dựa vào đó để đánh giá kết quả học tập của từng sinh viên.
- Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Tổng cụ dạy nghề để cập nhật thường xuyên những thay đổi của bộ đề thi tốt nghiệp. Kiến nghị với Tổng cụ dạy nghề cho phép các sinh viên khá, giỏi được phép làm luận văn và bảo vệ luận văn tốt nghiệp và khơng phải thi mơn chun ngành.
- Để hồn thiện và mở rộng hình thức thi trắc nghiệm, nhà trường cần có kế hoạch triển khai thực hiện và định kỳ tiến hành đánh giá kết quả thi. Để đánh giá chất lượng công tác kiểm tra đánh giá, phương pháp tiến hành như sau:
+ Tổ chức họp chuyên môn ở các khoa, tổ môn để lựa chọn các mơn thi dưới hình thức trắc nghiệm.
+ Tổ chức tập huấn, biên soạn ngân hàng câu hỏi, bộ đề thi. + Thẩm định, đánh giá, sửa chữa bộ đề thi.
Yêu cầu về nội dung của bộ đề thi trắc nghiệm là phải bao trùm được toàn bộ nội dung chương trình, kết cấu câu hỏi phải gồm phần đánh giá chung và phần để phân loại trình độ nhận thức của học sinh. Số lượng câu hỏi phải phù hợp với thời gian làm bài, nội dung kiến thức phù hợp với trình độ và cấp học.
3.8. Giải pháp mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp
3.8.1. Mục đích của giải pháp
Tiếp cận thực tế sản xuất, cập nhật thông tin để xây dựng CTĐT phù hợp với nhu cầu thực tế, giới thiệu sản phẩm, là cầu nối giữa học đã tốt nghiệp và người tuyển dụng lao động.
3.8.2. Nội dung của giải pháp
Trong thời gian qua hoạt động đào tạo nghề bước đầu có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề. Người học nghề được học những nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các kiến thức, kỹ năng nghề mà người học tiếp thu đáp ứng được lợi ích của cả người học và người sử dụng lao động. Người học nghề ngoài việc học lý thuyết nghề, được thực tập ngay trên xưởng, các
thiết bị sử dụng tại doanh nghiệp, do đó có thể vận dụng được những kiến thức đã học, đồng thời nâng cao được kỹ năng nghề. Việc liên kết đào tạo này làm tăng mối quan hệ hiểu biết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị dạy thực hành và người học có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Về phía doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay lực lượng lao động này sau khi tốt nghiệp mà không phải đào tạo lại.
3.8.3. Tổ chức thực hiện:
Để thực hiện được giải pháp này, ngoài việc liên kết với các đơn vị trong EVN, nhà trường chủ động liên hệ với Liên đoàn Lao động hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội các Tỉnh, Thành phố … để tổ chức hoặc tham gia các buổi tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực, có thể quảng bá hoạt động đào tạo của nhà trường và cũng là dịp thu thập thông tin thực tế để làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu đào tạo tiếp theo cho nhà trường
Để tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cần thực hiện một số nội dung sau đây:
- Nhà trường cùng doanh nghiệp phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình đào tạo và tham gia vào quá trình giảng dạy, nhất là quá trình học thực hành, đánh giá kết quả học tập của người học nghề. Nhà trường ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp sử dụng lao động mà nhà trường đào tạo.
- Nhà trường phải chủ động phối hợp điều tra để có thơng tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng,..) để tổ chức đào tạo phù hợp.
- Nhà trường cần tạo một mạng lưới các doanh nghiệp của các tập đoàn lớn để đưa học sinh đến thực tập định kỳ và đào tạo, bồi huấn lại tay nghề cho lao động của các doanh nghiệp này.
- Về phía các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các thông tin cho cơ sở dạy nghề về nhu cầu của thị trường lao động. Và doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo để có thể đào tạo được những nghề ở những trình độ mà doanh nghiệp mong muốn.
Kết luận chương 3
Chương 3 của luận văn đã đề xuất giải các pháp nâng cao CLĐT nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống tại trường Cao đẳng nghề Điện. Việc thực hiện những giải pháp này sẽ đem lại cho nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống, nhà trường, người học và đơn vị sử dụng lao động một số lợi ích sau:
- Về phía nhà trường nâng cao được CLĐT và vị thế của nhà trường trong xã hội, từ đó có cơ hội mở rộng được những ngành nghề mà xã hội có nhu cầu.
- Về phía người học được phục vụ tốt hơn trong q trình học tập, có cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp được thuận lợi hơn.
- Về phía người sử dụng lao động sẽ tuyển dụng được lao động có trình độ, kỹ năng tốt để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Những lợi ích mà người học và người sử dụng lao động nhận được rất nhiều, và điều đó cũng sẽ góp phần tạo thương hiệu tốt và nâng cao năng lực cạnh tranh cho trường Cao đẳng nghề Điện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống nói riêng tại trường CĐN Điện là rất bức thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà công tác đào tạo nghề của nhà trường đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ nhằm khẳng định uy tín và vị thế của trường.
Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Ngơ Tứ Thành cùng với sự giúp đỡ của tập thể giảng viên Viện Sư phạm Kỹ thuật và Viện Điện - trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các đồng nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Điện đến nay đề tài “Giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở xuống tại trường CĐN Điện Sóc sơn, Hà nội” đã hoàn thành. Dựa trên cơ sở lý luận về CLĐT, kết hợp với các phương pháp
nghiên cứu khoa học, luận văn tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về CLĐT nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống tại trường Cao đẳng nghề Điện và đề xuất một số giải pháp nâng cao CLĐT nghề QL, VH, SC