Giải pháp về CTĐT, tài liệu học tập

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 70 - 73)

3.2.1. Mục đích của giải pháp

Xây dựng CTĐT hoặc phát triển CTĐT phù hợp với nhu cầu đào tạo thực tế của xã hội, làm cơ sở để hoàn thiện và phát triển nội dung đào tạo; tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng và số lượng tuyển sinh của nhà trường

3.2.2. Nội dung của giải pháp

CTĐT là bản thiết kế các hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục tiêu dạy học, nội dung của phương pháp dạy học, các kết quả dạy học. Những yếu tố này được cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thời gian biểu.

Như vầy CTĐT không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tao, điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.

3.2.3. Tổ chức thực hiện

3.2.3.1. Giải pháp xây dựng CTĐT

Khi xây dựng chương trình nên tuân theo trình tự sau: Bước 1: Công tác chuẩn bị gồm:

- Thành lập hội đồng khoa học

- Chuẩn bị nhân sự gồm các giảng viên giỏi có kinh nghiệm. Bước 2: Tổ chức xây dựng chương trình gồm:

- Khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất mà người học cần phải có sau khi ra trường, tìm hiểu đặc điểm thiết bị, cơng nghệ, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp,… để xây dựng nội dung chương trình phù hợp.

- Xác định mục tiêu đào tạo, hệ thống kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà học sinh cần phải có sau khi tốt nghiệp.

- Xây dựng nội dung chương trình: Căn cứ vào CTĐT do Tổng cục dạy nghề ban hành để xác định số lượng môn học, cơ cấu môn học lý thuyết, môn thực hành, môn đại cương với môn chuyên ngành, sao cho nội dung giữa các học phần khoa học, cập nhật, phù hợp với yêu cầu thực tế, không bị chồng chéo, không quá nặng với từng cấp học.

Bước 3: Thẩm định, hồn thiện chương trình

- Hội đồng khoa học cùng với những giảng viên có kinh nghiệm, lấy ý kiến của những người có liên quan như: Nhà quản lý giáo dục, những chuyên viên kỹ thuật, những nhà quản lý doanh nghiệp.

- Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, tổ chức chỉnh sửa, hồn thiện nội dung chương trình.

- Tổ chức nghiệm thu CTĐT. Bước 4: Duyệt CTĐT

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu của hội đồng khoa học, hiệu trưởng quyết định phê duyệt các CTĐT đã được xây dựng cho từng ngành nghề và từng cấp đào tạo.

3.2.3.2. Giải pháp xây dựng cải tiến giáo trình

Hiện nay, CTĐT nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống của nhà trường vẫn còn có nhược điểm là cịn có một số mơn học tỷ lệ số giờ thực hành ít; nội dung chưa cập nhật kịp thời những trang thiết bị và công nghệ mới vì thế ngồi việc xây dựng CTĐT mới nhà trường cần chú trọng đến việc cải tiến, hồn thiện CTĐT cũ đang sử dụng. Vì vậy, trong thời gian tới khi xây dựng lại CTĐT phải đặc biệt chú ý đến việc phân bổ thời gian học lý thuyết với thời gian học thực hành, sao cho thời gian học thực hành của các môn chuyên ngành phải đạt từ 65% trở lên; lựa chon và bổ xung nội dung mới vào CTĐT cho phù hợp với sự phát triển của thực tế sản xuất. Như vậy kỹ năng thực hành của HSSV khi ra trường mới đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.

Có thể hồn thiện giáo trình, tài liệu của trường theo quy trình sau: + Xác định nhu cầu của các doanh nghiệp.

+ Lập các nhóm chun mơn phân tích đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó xác định các kỹ năng cần có của sinh viên. Phân bổ thời gian học hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Loại bỏ những nội dung trùng hợp của một số môn học, mô đun.

+ Tập hợp những giảng viên có kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng biên soạn giáo trình, trong quá trình biên soạn cần phải tham khảo những tài liệu có liên quan cả trong nước và nước ngoài.

+ Thành lập hội đồng khoa học để đánh giá và góp ý kiến cho giáo trình.

3.2.3.3. Giải pháp xây dựng các chương trình liên thơng

Đảng và Nhà nước đang phát động phong trào xây dựng xã hội học tập, vì thế “học, học nữa, học mãi” đang là nét đẹp của giáo dục Việt Nam. Để phục vụ cho nhu cầu học tập khơng ngừng của xã hội thì bản than mỗi nhà trường cần có định hướng xây dựng, phát triển các cấp đào tạo của mình để theo kịp với sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, do nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với thế giới nên đòi hỏi người lao động phải nỗ lực học tập nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao trong thời kỳ mới. Điều đó cũng động nghĩa với việc mỗi nhà trường cần phải có định hướng cho mình đa dạng hóa ngành nghề và cấp đào tạo.

Cách thức xây dựng chương trình liên thơng cũng nên tiến hành như đối với việc cải tiến giáo trình.

Ngoài ra để tạo điều kiện cho người học có thể tiếp tục học liên thơng lên trình độ cao hơn, ngoài việc tổ chức các lớp học vào thứ 7, chủ nhật; nhà trường nên phân chia một lớp học vào buổi tối các ngày trong tuần (vì một số doanh nghiệp vẫn làm ngày thứ 7 nên ảnh hưởng việc theo học của học viên); hoặc tổ chức các lớp học dưới hình thức tập trung thành nhiều đợt trong năm; hoặc tổ chức các lớp học trong khoảng 10 ngày trong một tháng.

3.2.3..4. Giải pháp xây dựng tài liệu học tập

Năm học 2013-2014 nhà trường đã tổ chức in giáo trình các mơn học để làm tài liệu cho tất cả học sinh khóa 47. Nhưng Nhà trường phải ưu tiên trong đầu tư hệ thống thư viện phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Hiện nay nhà trường mới chỉ có thư viện 150 chỗ ngồi, chưa có khơng gian dành riêng cho GV, HSSV, cũng như khơng phân biệt giữa phịng đọc và phòng tự học, thư viện điện tử chưa hồn thiện. Vì vậy, nhà trường cần tiến hành các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện nhằm tạo điều kiện học tập, nghiên cứu của GV và HSSV:

- Mở rộng thêm diện tích thư viện, đầu tư thêm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV và học sinh.

- Nhà thư viện phải có đầy đủ các phịng như: Phòng đọc cho HSSV, phòng đọc cho GV, kho lưu trữ sách đảm bảo tiêu chuẩn.

- Tổ chức biên soạn, hiệu chỉnh giáo trình các mơn học cho phù hợp thực tế. - Hoàn thiện thư viện điện tử đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu của GV cũng như HSSV.

- Nhà trường cần dành một phần ngân sách thỏa đáng cho việc đầu tư tăng thêm đầu sách, tài liệu chuyên ngành và nâng cấp mạng internet tạo điều kiện công tác nghiên cứu của GV và HSSV.

- Cải tiến quy trình mua sách, tài liệu tham khảo trong thư viện, (việc mua giáo trình tài liệu của nhà trường cịn nhiều bất cập như đã trình bày ở phần thực trạng), các bước tiến hành như sau:

+ Bước 1: Tổ môn QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống phụ trách việc cung cấp tên tài liệu, giáo trình,…tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,…phù hợp với chuyên ngành đào tạo trình Ban giám hiệu duyệt.

+ Bước 2: Sau khi được duyệt thì chuyển danh mục các đầu sách cần mua cho cán bộ quản lý thư viện.

+ Bước 3: Nhân viên thư viện liên hệ với các nhà xuất bản, các cửa hàng sách để mua theo danh mục đã được duyệt.

+ Bước 4: Mã hóa và đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)