2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng CLĐT nghề QL, VH, SC
2.2.3. Đánh giá công tác xác định mục tiêu, nội dung đào tạo, tài liệu
2.2.3.1. Công tác xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu nhiệm vụ của Trường được thể hiện trong đề án nâng cấp trường Đào tạo nghề Điện thành trường CĐN Điện và Kế hoạch, chiến lược phát triển. Đối với mỗi cấp trình độ đào tạo nhà trường ln có những mục tiêu đào tạo cụ thể. Mục tiêu đào tạo được xây dựng trên cơ sở những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần ở người lao động, kiến thức cơ bản và các kỹ năng khác có liên quan đến cơng việc để đảm bảo cho học sinh có được sự đa dạng, vững vàng về kiến thức, kỹ năng để có thể tìm được chỗ đứng trong doanh nghiệp.
Mục tiêu đào tạo Cao đẳng nghề nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống:
- Kiến thức:
+ Kiến thức về ngoại ngữ, tin học ứng dụng để có thể tự học tập nâng cao trình độ, tiếp thu kiến thức về khoa học, công nghệ mới;
+ Vận dụng kiến thức về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật lưới điện, nhà máy điện và trạm biến áp, bảo vệ rơ le; cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc, thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị điện để quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 110 kV;
+ Vận dụng kiến thức về tổ chức sản xuất, kỹ thuật lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị điện, phương pháp sử dụng các phương tiện, dụng cụ đồ nghề và vật tư kỹ thuật để xây dựng phương án và tổ chức thi cơng các cơng trình thuộc lưới điện phân phối, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ các thiết bị trong hệ thống điện.
- Kỹ năng:
+ Giao tiếp và tham khảo tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. Sử dụng thành thạo máy tính trong cơng việc văn phịng, các ứng dụng phục vụ quản lý và tổ chức sản xuất;
+ Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ thiết bị đường dây,trạm biến áp có điện áp đến 110 kV; sửa chữa nóng đường dây tải điện trên khơng có điện áp đến 35 kV;
+ Thi cơng đường dây và trạm biến áp có điện áp đến 35 kV đạt yêu cầu. - Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp và Pháp luật. Hiểu về quyền và nghĩa vụ của người công dân.
+ Hiểu đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành Điện Việt Nam.
+ Hiểu về truyền thống tốt đẹp của giai cấp cơng nhân Việt Nam.
+ Có ý thức học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc. + Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đúng nghĩa vụ người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật.
+ Yêu nghề, lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. + Hiểu các phương pháp rèn luyện thể chất.
+ Hiểu kiến thức, kỹ năng cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phịng. Như vậy cơng tác xác định mục tiêu của trường có đặc điểm sau: Mục tiêu đào tạo là truyền đạt cho học sinh những cái mà người sử dụng lao động cần để khi tốt nghiệp có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp.
Đánh giá sự phù hợp của mục tiêu đào tạo đối với khả năng nhận thức của
học sinh, yêu cầu của doanh nghiệp và hoạt động giảng dạy; qua thăm dò cán bộ quản lý, giáo viên. Kết quả là 50% tốt, 40% khá, 10% trung bình (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu đào tạo Mức độ Tần số Tỷ lệ% Tốt 36 51,4 Khá 27 38,6 Trung bình 7 10 Kém 0 0 Tổng 70 100
( Nguồn: Phiếu thăm dò cán bộ quản lý, GV)
2.2.3.2. Đáng giá về nội dung CTĐT
CTĐT nghề trình độ Cao đẳng nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống. Trường xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra (phụ lục 5). Nội dung CTĐT dựa vào chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng cấp đào tạo. Tiến hành rà soát mục tiêu, nội dung CTĐT theo hướng: Mục tiêu đào tạo theo sát thực tiễn sản xuất, phù hợp tiến bộ khoa học và công nghệ, cân đối nội dung chương trình trong việc liên thơng đào tạo lên bậc cao hơn, tạo cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của quy trình sản xuất hiện đại.
Để xây dưng CTĐT nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống, nhà trường thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng CTĐT, phân tích nghề và phân tích cơng việc; thiết kế chương trình; biên soạn chương trình; hội thảo; sửa chữa, biên tập tổng thể chương trình; bảo vệ chương trình.
Thực hiện CTĐT, phịng Đào tạo phối hợp với các phòng, khoa, xưởng lập kế hoạch đào tạo theo học kỳ, năm học. Qua đó phân cơng GV giảng dạy phù hợp với trình độ chun mơn, đảm bảo tính hợp lý về tỷ lệ GV có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm tốt với GV mới vào nghề cho từng lớp học, từng ngành học. Đánh giá về công tác lập kế hoạch đào tạo, phân công GV theo kế hoạch đào tạo hàng năm của nhà trường, kết quả thăm dò cán bộ quản lý (bảng 2.6) Có tới 60% ý kiến cán bộ quản lý được hỏi đánh giá ở mức độ tốt, 35% khá, 5% trung bình.
Bảng 2.6: Đánh giá công tác lập kế hoạch đào tạo
Mức độ Tấn số Tỷ lệ % Tốt 12 60 Khá 7 35 Trung bình 1 5 Kém 0 0 Tổng 20 100
(Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cán bộ quản lý)
Đánh giá về thời gian đào tạo lý thuyết và thực hành của CTĐT cao đẳng nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống. CTĐT phải đảm bảo tỷ lệ cân đội giữa lý thuyết và thực hành không chỉ của từng mơn học, mà phải đảm bảo tính cân đối cho từng phần học của mơn học đó. Từ kết quả thăm dò trên GV và HSSV về tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành thấy rằng đánh giá của HSSV và GV có mức độ khá và tốt chiếm trên 90%, gần 10% đánh giá mức độ trung bình. (bảng 2.7).
Bảng 2.7: Đánh giá thời gian đào tạo lý thuyết và thực hành
Mức độ GV HSSV Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 0 0 0 0 Trung bình 4 8 6 6 Khá 27 54 51 51 Tốt 19 36 43 43 Tổng số 50 100 100 100
( Nguồn: Từ phiếu thăm dò ý kiến GV và HSSV)
Đánh giá khả năng cung cấp kỹ năng cơ bản cho người học trong CTĐT cao đẳng nghề nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống. Thăm dị HSSV, kết quả (Bảng 2.8) cho thấy, công việc trang bị cho HSSV những kỹ năng sử dụng kiến thức chuyên ngành trong tình huống thực tế thì CTĐT được HSSV đánh giá 35% trung bình, 58% khá và 7% đánh giá tốt .
Bảng 2.8: Đánh giá về kỹ năng sử dụng kiến
thức chuyên ngành trong tình huống thực tế của người học
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tốt 7 7 Khá 58 58 Trung bình 35 35 Kém 0 0 Tổng 100 100
( Nguồn: Từ các phiếu thăm dò ý kiến HSSV)
Đánh giá của nhà quản lý doanh nghiệp, họ quan tâm đến khả năng làm việc thực tế của HSSV sau khi ra trường, vấn đề nhà tuyển dụng quan tâm là tỷ lệ các môn học lý thuyết và thực hành, số lượng các môn học đại cương và chuyên ngành. Kết quả khảo sát, đánh giá ở khá là 63,6%, tốt 18,2%, trung bình 18,2% (bảng 2.9).
Bảng 2.9: Mức độ hài lòng của nhà quản lý doanh nghiệp
về công tác tuyển dụng lao động là HSSV đã tốt nghiệp của trường
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Tốt 2 18,2 Khá 7 63,6 Trung bình 2 18,2 Kém 0 0 Tổng 11 100
( Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến nhà quản lý doanh nghiệp)
Khi tìm hiểu và nghiên cứu CTĐT thấy rằng khơng có sự trùng lặp về nội dung trong các môn học nhưng một số mơn học và mơ đun có số giờ lý thuyết cao, số giờ thực hành thấp, một số môn học và mô đun chưa được 60% thời gian thực hành tập trung chủ yếu vào các môn học lý thuyết (Bảng 2.10).
Bảng 2.10: Danh sách các môn học, mô đun nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống có tỷ lệ thực hành thấp
Mã MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian của môn học, mô đun (giờ) Tỷ lệ % thời gian thực hành Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MH 12 Kỹ thuật điện 120 82 30 8 25 MH 14 Khí cụ điện 45 35 7 3 15,6 MH 15 Máy điện 45 35 7 3 15,6
MH 16 Điện tử công nghiệp 45 35 7 3 15,6
MH 19 Kỹ thuật lưới điện 60 40 16 4 26,7
MH 20 Kỹ thuật an toàn điện 60 40 16 4 26,7
MH 21 Ngắn mạch trong hệ thống điện 45 35 7 3 15,6
MH 22 Bảo vệ rơle 45 35 7 3 15,6
MH 23 Nhà máy điện và trạm biến áp 75 65 5 5 6,7
MH 27 Bảo vệ quá điện áp 45 35 7 3 15,6
MH 25 Cơ khí đường dây 60 45 11 4 18,3
MH 26 Kinh doanh điện năng 60 45 11 4 18,3
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Cao đẳng nghề Điện Sóc sơn, Hà nội)
2.2.3.3. Đánh giá công tác xây dựng tài liệu học tập
Nhà trường xây dựng quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, duyệt giáo trình đảm bảo đúng nguyên tắc. Phòng đào tạo lập kế hoạch biên soạn giáo trình trong năm trình Hiệu trưởng duyệt. Nhà trường thành lập tổ biên soạn giáo trình và tổ chức biên soạn, sửa đổi, bổ sung. Sau đó lấy ý kiến cán bộ quản lý, GV, người học, doanh nghiệp và thông qua Hội đồng thẩm định đánh giá, phản biện, tổ chức hoàn thiện, nghiệm thu giáo trình, trình Hiệu trưởng phê duyệt, ban hành.
Hiện nay, trường đã biên soạn bộ giáo trình mơn học, mơ-đun cho các nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống; Đo lường Điện; Thí nghiệm Điện; Quản lý điện nông thôn (những nghề đã được đào tạo từ năm 2010 đến nay). Các bộ giáo trình này đã được Hội đồng thẩm định nghiệm thu và Hiệu trưởng phê duyệt, ban hành
Tài liệu tham khảo các môn học, mô-đun được giáo viên giới thiệu cho HSSV vào đầu mỗi học kỳ, mỗi môn học, mơ đun. Thư viện nhà trường cùng các phịng, khoa, xưởng thực hành đã bổ sung tài liệu tham khảo cho các mơn học, mơ- đun của các chương trình dạy nghề. Ngoài ra, qua khảo sát, phỏng vấn, giáo viên và HSSV đã tự trang bị thêm giáo trình, tài liệu tham khảo để chủ động trong giảng dạy và học tập. Các mô-đun, môn học của từng chương trình dạy nghề mà nhà trường đang tuyển sinh đào tạo đều có ít nhất từ hai tài liệu tham khảo chính trở lên
Số tài liệu chia theo các ngành như sau:
Bảng 2.11: Phân loại tài liệu của thư viện
STT Thể loại Số lượng
1 Triết học, tâm lý học, logic học 152 2 Khoa học xã hội, chính trị, pháp luật 1825
3 Ngôn ngữ học 54
4 Khoa học tự nhiên 214
5 Kỹ thuật 3485
6 Nghệ thuật, thể dục thể thao 379
8 Công nghệ thông tin 307
9 Giáo dục quốc phòng 154
10 Tổng số 6570
( Nguồn: Thư viên trường Cao đẳng nghề Điện)
Đánh giá chất lượng giáo trình và tài liệu học tập của nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống, qua khảo sát trên đối tượng là GV kết quả đánh giá ở mức độ khá 52% (bảng 2.12).
Bảng 2.12: Đánh giá chất lượng giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống
Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 0 0 Trung bình 22 44 Khá 26 52 Tốt 2 4 Tổng số 50 100
( Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến GV)
Đánh giá số lượng giáo trình và các tài liệu tham khảo, qua khảo sát trên nhóm đối tượng là GV và HSSV kết quả đánh giá ở mức độ tốt chiếm gần 60%, trên 30% đánh giá khá và 10 đến 11% đánh giá trung bình (bảng 2.13).
Bảng 2.13: Đánh giá số lượng giáo trình, tài liệu mơn học nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống.
Mức độ GV HSSV Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Kém 0 0 0 0 Trung bình 5 10 11 11 Khá 16 32 30 30 Tốt 29 58 59 59 Tổng số 50 100 100 100
( Nguồn: Từ phiếu thăm dò ý kiến GV và HSSV)
2.2.4. Đánh giá về hình thức đào tạo và PPDH
2.2.4.1. Đánh giá về hình thức đào tạo
Hiện nay, nhà trường đào tạo theo hình thức chính quy tập trung tại trường. Với hình thức đào tạo này thì kiểm sốt tốt các vấn đề về quản lý học sinh, tăng cường kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến CTĐT như: Quản lý giờ giảng, nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV… điều này ảnh hưởng tốt đến quy mô đào tạo và CLĐT của trường.
2.2.4.2. Đánh giá về PPDH
Thực tế cho thấy số lượng GV dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 52%, năng lực sư phạm và kinh nghiệm dạy học còn hạn chế, phải dạy nhiều nên ảnh hưởng tới việc học tập và nghiên cứu khoa học. Số GV có nhiều năm giảng dạy, kinh nghiệm có tốt hơn nhưng ngoại ngữ và tin học lại hạn chế dẫn đến việc sử dụng PPDH tích cực có sự hỗ trợ của PTDH hiện đại chưa thường xuyên.
Lại nữa, HSSV không đồng đều trên mọi phương diện cũng như ý thức và mục đích học tập khác nhau nên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc đổi mới PPDH. Bên cạnh đó, nhiều bài trong giáo trình khi biên soạn nội dung kiến thức lớn vì thế, GV chỉ lo “chạy” cho hết bài, hết kiến thức, kịp với thời gian không để “cháy” giáo án, điều đó đã làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong PPDH. Việc xác định kiến thức chuẩn ở một số bài chưa cô đọng để giảng viên có điều kiện xây dựng phương án đổi mới PPDH. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng người GV vẫn phải giảng theo lối thuyết trình, hỏi đáp là chủ yếu mà không đủ điều kiện để thực hành PPDH mới.
Bảng 2.14: Trình độ sư phạm của đội ngũ GV nhà trường.
Trình độ sư phạm Số lượng
GV
Tỷ lệ (%)
Thạc sĩ sư phạm kỹ thuật 07 7,14
Đại học sư phạm kỹ thuật 19 19,39
Cao đẳng sư phạm kỹ thuật 04 4,08
Nghiệp vụ sư phạm bậc 1+ Nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật 31 31,63 Nghiệp vụ sư phạm bậc 2+ Nghiệp vụ sư phạm kỹ thuật 37 37,76
Chưa được học nghiệp vụ sư phạm 0 0
Tổng cộng 98 100
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường Cao đẳng nghề Điện)
Đánh giá năng lực nghiệp vụ sư phạm của GV, điều tra cán bộ quản lý cho thấy có tới 55% đánh giá ở mức độ khá, 20% tốt, 25% trung bình (bảng 2.15)
Bảng 2.15: Đánh giá năng lực nghiệp vụ sư phạm của GV Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 0 0 Trung bình 5 25 Khá 11 55 Tốt 4 20 Tổng số 20 100
( Nguồn: Phiếu thăm dò cán bộ quản lý )
Trong dạy học, GV sử dụng tốt PTDH sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc giảng dạy để nâng cao CLĐT. Đánh giá việc GV sử dụng PTDH, tác giả đã khảo sát HSSV, kết q đánh giá có 35% trung bình, 21% tốt, 44% khá. (bảng 2.16).
Bảng 2.16: Đánh giá GV sử dụng PTDH Mức độ Tần số Tỷ lệ % Kém 0 0 Trung bình 25 25 Khá 54 54 Tốt 21 21 Tổng số 100 100 ( Nguồn: Phiếu thăm dò HSSV)
Đánh giá của GV về sự việc cần thiết phải đổi mới PPDH để nâng cao CLĐT cho thấy có 64% ý kiến cho rằng là rất khả thi, 36% cho rằng là khả thi.
Bảng 2.17: Đánh giá về sự cần thiết phải đổi mới PPDH
Mức độ Tần số Tỷ lệ %
Rất khả thi 32 64
Khả thi 18 36
Ít khả thi 0 0
Tổng số 50 100
2.2.5. Đánh giá đội ngũ GV giảng dạy nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có
điện áp từ 110 kV trở xuống
2.2.5.1. Thái độ nghề nghiệp, phẩm chất đội ngũ GV
* Thái độ nghề nghiệp
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của giáo viên dạy nghề là lòng yêu nghề. Nhiều giáo viên đã thể hiện tính độc lập, tự thiết kế và lựa chọn nội dung,