Giải pháp cải tiến hình thức và phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 73)

3.3.1. Mục đích của giải pháp

Trên cơ sở nội dung dạy học, chỉ ra PPDH và cách vận dụng vào công việc cụ thể hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tạo hứng thú cho người học trong việc tiếp thu tri thức tốt nhất, nhằm nâng cao CLĐT và đạt mục tiêu đào tạo đề ra.

3.3.2. Nội dung của giải pháp

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học không phải là những phát hiện mới mẻ mà vốn đã có từ lâu. Bởi vậy, đổi mới PPDH khơng phải là lớn lao vĩ đại mà đó là sự sử dụng hợp lý, sáng tạo cách dạy, cách truyền thụ để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu nhất từ đó giúp người học vừa nắm chắc kiến thức, vừa có kỹ năng thực hành.

Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy học cũng phải hướng đến “lấy người học làm trung tâm”. Thực hiện có hiệu quả phương châm ‘‘học đi đôi với

hành”, ‘‘lý luận gắn với thực tiễn” phải khai thác tối đa kinh nghiệm của người học. Chỉ có đổi mới PPDH mới là động lực làm thay đổi căn bản chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đặt ra.

Cần xác định kiến thức cốt lõi của bài để GV có điều kiện đổi mới PPDH. Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thống, đa phương tiện góp phần huy động tối đa các giác quan của người học, tham gia vào quá trình dạy học.

3.3.3. Tổ chức thực hiện

Để đổi mới PPDH, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp sau.

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên về vấn đề

đổi mới PPDH

Cần phải tổ chức quán triệt chu đáo, tạo chuyển biến trong nhận thức của giảng viên phải xem đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp thiết và cũng là một hoạt động khoa học sáng tạo để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của người GV. Đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo nói chung và sự nghiệp đào tạo cán bộ ở trường chính trị nói riêng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác, cần coi đây là thách thức mà đội ngũ GV cần phải đáp ứng nhưng cũng là cơ hội phát triển của mỗi GV và của nhà trường.

- Thứ hai, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động liên quan đến đổi mới PPDH.

Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học theo hướng gọn hơn, cô đọng hơn những kiến thức cơ bản cần thiết và kỹ năng cần đạt được của HSSV. Việc xác định mục tiêu bài học cần đảm bảo yêu cầu sau: Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ HSSV phải đạt được sau bài học. Phải chú trọng mục tiêu xây dựng PPDH.

Chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án ngắn gọn, không ôm đồm kiến thức, mà chú trọng truyền thụ những kiến thức cơ bản để tạo sự lan toả. Bởi thế cách soạn giáo án phải có sự đổi mới: Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò. Giáo án để tạo cho học viên hoạt động chứ không phải chỉ để thầy thuyết giảng hoặc thầy truyền thụ học trò lắng nghe, ghi chép.

“Đặt hàng” cho giảng viên có kinh nghiệm tổ chức giờ dạy mẫu: dạy học viên phương pháp học tập, chú trọng hướng dẫn học viên tự học trên lớp, cách khám phá phát hiện nắm kiến thức và hướng dẫn cách học ở nhà. Từ đó rút kinh nghiệm tạo những bước đi cơ bản của quy trình đổi mới PPDH để có sự thống nhất. Xác định được ưu, nhược, nguyên nhân, tồn tại cách sử dụng các PPDH đang phổ biến ở trường để lên chương trình, kế hoạch chỉ đạo cụ thể việc đổi mới PPDH trong nhà trường.

Ngoài ra, cách đánh giá cũng phải phù hợp với đặc thù của nhà trường. Nhà trường đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của giảng viên qua giờ thao giảng, qua công tác thanh tra và dự giờ đột xuất; qua kiểm tra giáo án, chấm chữa bài và kết hợp với chất lượng kiểm tra, thi. Cách đánh giá như thế thực chất và có tác động thực sự đến chất lượng dạy học ở nhà trường.

* Việc đổi mới PPDH cần tập trung vào các nội dung sau:

- Áp dụng PPDH nêu vấn đề, động não: Nghĩa là việc dạy của GV không được thiên về truyền thụ lý thuyết một chiều mà cần tập trung vào việc hướng dẫn HSSV tự tìm hiểu và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề đang được nghiên cứu.

- Tổ chức thảo luận, làm bài tập nhóm để HSSV rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu và biết cách trình bày, bảo vệ ý kiến của mình, biết suy luận tư duy logic.

- Khuyến khích HSSV viết bài tiểu luận giúp các em làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Đảm bảo hài hòa giữa dạy kiến thức, rèn luyện chuyên môn, chú trọng rèn luyện tay nghề (thực hành).

- Nâng cấp CSVC, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

- Thường xuyên tổ chức thi GV dạy giỏi để trau dồi, rèn luyện năng lực sư phạm. Tổ chức định kỳ họp tổ môn để trao đổi các PPDH có hiệu quả.

- Bố trí lịch dự giờ định kỳ và đột xuất của giảng viên, để đánh giá chất lượng giảng dạy của GV.

- Rèn luyện, bồi dưỡng cho HSSV kỹ năng tự học, cụ thể: + Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học.

+ Kỹ năng tổ chức kế hoạch tự học: Kỹ năng nghe giảng và ghi chép; kỹ năng đọc tài liệu; kỹ năng hệ thống hóa và khái quát hóa trong hoạt động tự học; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá trong hoạt động tự học.

- Rèn luyện khả năng hợp tác trong học tập.

- Giúp HSSV tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới, tự hình thành và phát triển kỹ năng mới; trong đó có kỹ năng tự đánh giá năng lực của bản thân HSSV.

3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng giờ giảng thực hành

3.4.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm đưa ra PPDH hợp lý, có hiệu quả nhất trong hướng dẫn ban đầu, hướng dẫn thường xuyên và hướng dẫn kết thúc của giờ giảng thực hành để nâng cao CLĐT nghề của nhà trường.

3.4.2. Nội dung của giải pháp

- Trong bài dạy thực hành, Gv cần tập trung vào thiết kế các hoạt động để hình thành kỹ năng, cụ thể như hoạt động để giúp cho HSSV biết được những điểm cần thiết, liên quan đến công việc thực hành, hoạt động để HSSV hiểu được cơ chế thực hiện các thao tác trong quy trình kỹ thuật và yêu cấu kỹ thuật cần đạt.

- Mục tiêu chủ yếu của bài thực hành là củng cố, vận dụng các kiến thức lý thuyết và hình thành kỹ năng thực hành cho HSSV, bao gồm kỹ năng chung, kỹ năng chuyên biệt. Các kỹ năng này được hình thành qua ba giai đoạn:

+ Giai đoạn hướng dẫn ban đầu nhằm tạo hình ảnh, biểu tượng vận động và chuyển chúng thành động hình vận động về công việc cần thưc hiện.

+ Giai đoạn luyện tập thực hành nhằm hình thành kỹ năng ban đầu. + Giai đoạn kết thúc và đánh giá

Để làm tốt giai đoạn 1 thì GV phải làm thành thục các bước thực hành, tránh hiện tượng làm mẫu không tốt, không thành thục gây nên ấn tượng xấu trong HSSV.

Giai đoạn luyện tập thực hành, GV phải thường xuyên quan sát các HSSV luyện tập, đảm bảo tất cả HSSV đều phải làm. Khi HSSV gặp khó khăn trong q trình thực hành thì GV phải là người hướng dẫn, chỉ bảo cho HSSV thấy được những sai sót của mình.

3.4.3. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn thực hành trên thiết bị cần hiểu rõ mục tiêu đào tạo của trường, khoa; nhận thức đúng đắn vai trò, ý nghĩa và các đặc điểm riêng của thực hành trên thiết bị dùng trong thực hành. Ngồi ra GV cịn phải hiểu được khả năng của các thiết bị được sử dụng cho thực hành để sử dụng có hiệu quả nhất. Hướng dẫn HSSV thực hành cịn có ý nghĩa là dạy nghề nên GV cần luôn tự rèn luyện, nghiên cứu để có kỹ năng, kỹ xảo thật tốt đối với các thiết bị dùng trong thực hành. Bản lĩnh và tay nghề của GV cũng là động lực tinh thần phấn đấu học tập của HSSV. Các GV cần đầu tư nhiều công sức, chủ động và sáng tạo trong việc chuẩn bị nội dung thực hành, phương pháp hướng dẫn thực hành, cách thức tiến hành đồng thời phải nhận thức và vận dụng sự liên hệ giữa các môn học. Những nội dung thực hành cần đạt được các yêu cầu sau đây:

+ Củng cố những kiến thức lý thuyết đã học và đặt tình huống mới cho HSSV luyện tập vận dụng.

+ Phù hợp với trình độ nhận thức của HSSV nhằm tạo hứng thú khi thực hành và có gợi ý các yêu cầu cao hơn để kích thích sinh viên tự luyện tập, tìm hiểu thêm.

+ Thể hiện sự liên hệ giữa các môn học nhằm luyện tập những kỹ năng đã có và chuẩn bị cho những kỹ năng cao hơn.

+ Phải có tính thực tiễn giúp sinh viên tích lũy được các kinh nghiệm nhằm phục vụ cho công việc sau này.

+ Chú ý phát huy tính tự giác, tính tích cực, tính sáng tạo của HSSV, cá biệt hóa việc luyện tập, thực hành của HSSV.

+ Giúp HSSV học được các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Phương pháp hướng dẫn thực hành cần đa dạng nhằm

tận dụng khả năng của nhiều phương pháp. Kỹ năng thực hành trên các thiết bị dùng trong thực hành cần kết hợp kỹ năng tư duy và kỹ năng dùng tay. Các kiểu phương pháp dạy học xuất phát từ căn cứ tổ chức bên trong của quá trình nhận thức rất thích hợp trong hướng dẫn thực hành trên thiết bị dùng trong thực hành.

+ Thông báo - tái hiện: Giúp củng cố tri thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng. + Làm mẫu - bắt chước: Cung cấp các thông tin cơ sở, tạo điều kiện cho sinh viên tự luyện tập, tích cực trong vận dụng.

+ Nêu vấn đề - sáng tạo: Phát huy tính sáng tạo của HSSV, cá biệt hóa việc luyện tập, thực hành. GV cần chủ động truyền đạt các kỹ năng cơ bản. Không cần thiết và khơng hiệu quả nếu để HSSV tự hình thành các kỹ năng cơ bản. Do kết quả của thực hành trên thiết bị dùng trong thực hành rõ ràng nên cần chú trọng giúp HSSV khả năng làm việc độc lập trên thiết bị dùng trong thực hành bằng cách học phương pháp tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hành và phương pháp tiếp cận các thiết bị mới. Cách thức tiếp cận giờ thực hành với việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nêu trên sẽ thực hiện nội dung thực hành tốt hơn. GV tận dụng thời gian có hạn của buổi thực hành và khả năng của các thiết bị thực hành để hoàn thành nội dung đã chuẩn bị. Trình tự hợp lý của buổi thực hành cũng góp phần rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật cho HSSV.

- HSSV là khách thể trong quá trình thực hành dưới sự hướng dẫn của chủ

thể là GV và phải tích cực, chủ dộng, sáng tạo khi tiếp thu kiến thức, xây dựng kỹ năng, kỹ xảo cho riêng mình. Các yêu cầu đối với HSSV khi tham gia các buổi thực hành trên thiết bị điện dùng trong thực hành như sau:

+ Hiểu rõ mục đích của buổi thực hành trong phạm vi môn học và sự liên hệ giữa các môn học.

+ Hiểu rõ lý thuyết trước khi luyện tập. Khơng có lý thuyết làm cơ sở thì khơng thể hình thành kỹ năng hoặc chỉ là một dạng kinh nghiệm ít ý nghĩa.

+ Luyện tập kiên trì và có hệ thống để hình thành kỹ năng, kỹ xảo trên thiết bị thực hành đồng thời rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, tác phong cơng nghiệp, ý thức kỷ luật.

+ Phải có khả năng tự đánh giá kết quả luyện tập để xây dựng kế hoạch học tập hợp lý.

+ Chủ động và sáng tạo trong việc vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo đã có, tạo hứng thú cho việc luyện tập.

+ Phải có ý thức tiếp tục làm việc sau buổi thực hành.

- Công tác tổ chức thực hành được thực hiện bởi các cán bộ quản lý xưởng

thực hành, cán bộ giáo vụ của khoa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho GV hướng dẫn thực hành và giúp HSSV phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Các thiết bị trong xưởng thực hành phải chuẩn bị phù hợp với nội dung thực hành. Thời gian cho một buổi thực hành phải thay đổi một cách linh hoạt tùy theo đối tượng HSSV và nội dung thực hành. Đối với các mơn cơ bản thì khơng nên tổ chức buổi thực hành quá dài vì dễ làm mất hứng thú thực hành. Ngược lại, các môn chuyên ngành cần được bố trí các buổi thực hành với thời gian dài vì HSSV phải thực hiện nhiều việc phức tạp.

Thời điểm tổ chức các buổi thực hành phải phù hợp với yêu cầu của nội dung thực hành. Những buổi thực hành được sắp xếp hợp lý với tiến trình học lý thuyết sẽ hỗ trợ cho việc nắm vững kiến thức lý thuyết, hình thành kỹ năng của HSSV. Phải đánh giá kết quả học tập của HSSV một cách toàn diện, khách quan với kết quả của các mơn học có liên hệ và xem đó là dạng thực hành học tập. Nhờ vậy, các kỹ năng, kỹ xảo của những HSSV đạt yêu cầu mới thật sự vững chắc và có ý nghĩa thực tiễn.

3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV

3.5.1. Mục đích của giải pháp

Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV là tiến hành đào tạo, bồi huấn. Đào tạo, bồi huấn để đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục đào tạo, để từ đó góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao CLĐT của nhà trường.

3.5.2. Nội dung của giải pháp

a) Phát triển và nâng cao năng lực của đội ngũ GV.

b) Đối tượng cần được đào tạo, bồi huấn là những GV mới, những GV cần được đào tạo, bồi huấn trong diện quy hoạch, những GV nhận nhiệm vụ mới…

c) Chương trình và nội dung đào tạo, bồi huấn:

- Các chương trình phải phù hợp với đối tượng cần được đào tạo, bồi huấn. - Nội dung đào tạo, bồi huấn:

+ Thực hiện theo tinh thần của các Nghị quyết Trung ương Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Nhà nước

+ Tùy từng đối tượng GV theo yêu cầu về chun mơn trong q trình giảng dạy mà nhà trường bố trí cho GV đi tham gia đào tạo, đào tạo lại hoặc bồi huấn về chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu.

- Các nội dung đào tạo, bồi huấn cụ thể cần được thực hiện: + Đào tạo nâng cao trình độ theo các tiêu chí đặt ra.

+ Bồi huấn về phẩm chất chính trị, đạo đức. + Bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. + Bồi huấn về công nghệ thơng tin, ngoại ngữ … d) Các hình thức đào tạo, bồi huấn:

- Đào tạo, bồi huấn tập trung: Đối với những lớp, những chương trình có tính chính quy và bắt buộc về thời gian thực hiện

- Đào tạo, bồi huấn tại chức, tại chỗ: Đối với những chương trình, nội dung khơng chính quy hoặc khơng bắt buộc về thời gian thực hiện.

- Tự đào tạo, bồi huấn: Đây lừ hình thức cần được tổ chức và khuyến khích để mọi GV thực hiện.

- Xây dựng chính sách thúc đẩy công tác đào tạo, bồi huấn cán bộ, GV.

3.5.3. Tổ chức thực hiện

a) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo. bồi huấn đội ngũ GV:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)