Giải pháp về xác định đúng nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 67 - 70)

3.1.1. Mục đích của giải pháp

Xác định nhu cầu đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất hiện tại của đơn vị sử dụng lao động, làm cơ sở cho việc phát triển chương trình đào tạo, đưa công tác đào tạo của nhà trường đáp ứng được với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

3.1.2. Nội dung giải pháp

Xác định nhu cầu đào tạo là công việc hết sức cần thiết để việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt phương thức đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng hành nghề là phải nhằm mục đích để sau khi học xong, học sinh có khả năng và có cơ hội để hành nghề được.

Trước hết là xác định số lượng các cơng việc trong quy trình cơng nghệ của nghề mà thị trường lao động đang đòi hỏi và sẽ đòi hỏi.

Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề trước hết phải phân tích vấn đề mất cân đối về đội ngũ nhân lực của thị trường lao động của từng ngành, đại phương, cả nước và có khi cả đến việc mở rộng hợp tác lao động với nước ngoài.

Tiếp đến phải xuất phát từ phương pháp giá thành-hiệu quả để xác định nghề cần đào tạo trong xã hội cần hàng ngàn nghề nhưng khơng phải nghề gì cũng cần đào tạo, và có thể đào tạo. Do vậy cần phân biệt hai khái niệm nghề đào tạo và nghề xã hội, có những nghề đào tạo được ở trường, lớp dạy nghề, nhưng cũng có những nghề phải đào tạo tại vị trí sản xuất vì số lượng ít, hoặc thiết bị quá phức tạp, đắt tiền, không thể trang bị được cho nhà trường.

Việc xác định nhu cầu đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng nhưng cũng rất phức tạp và cần được giải quyết ở tầm cỡ quốc gia đối với toàn bộ hệ thống dạy nghề. Tuy nhiên đối với dạy nghề ngắn hạn theo phương thức MKH thì cần quan tâm nhiều đến nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn từng địa phương, và cần phối hợp với các cơ quan liên quan về sử dụng đội ngũ nhân lực của địa phương để có những số liệu dự báo phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong việc xác định nhu cầu đào tạo cũng cần xác định lĩnh vực ưu tiên cho đào tạo, đó là những lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển trong hệ thống kinh tế quốc doanh hoặc những nghề có nhu cầu lớn và ổn định lâu dài.

3.1.3. Tổ chức thực hiện

Hiện tại công tác xác định nhu cầu đào tạo của trường đã được thực hiện dựa trên việc thu thập thông tin từ những định hướng phát triển đào tạo nghề của Chính phủ, Tổng Cục dạy nghề, và của EVN; căn cứ vào nhu cầu lao động trên địa bàn và phương pháp nội suy thông tin từ quá khứ, tuy nhiên cách xác định như vậy thường dẫn đến tỷ lệ sai số nhất định trong số lượng tuyển sinh nói chung và số lượng tuyển sinh trong ngành đào tạo nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới, nhà trường nên kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát nhu cầu lao động thực tế tại các đơn vị thuộc EVN và các doanh nghiệp để có định hướng xác định nhu cầu tuyển sinh và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề đào tạo. Các hình thức điều tra khảo sát gồm:

- Gửi phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo đến các doanh nghiệp: Trong phiếu điều tra phải thể hiện được nội dung mà một doanh nghiệp quan tâm khi sử dụng lao động.

- Tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp. - Phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động.

- Cử cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đào tạo khác. Thơng qua các hình thức điều tra khảo sát trên giúp nhà trường thấy được nhu cầu nguồn nhân lực hiện tại cả về quy mơ và trình độ, những kỹ năng, kiến thức mà người sử dụng lao động cần có ở người lao động trong thời kỳ CNH, HĐH.

Trong nội dung điều tra phải thể hiện được sự khác biệt về nhu cầu sử dụng lao động giữa các ngành khác nhau và giữa những loại hình doanh nghiệp khác nhau qua đó nhà trường có định hướng điều chỉnh nội dung, kết cấu CTĐT cho phù hợp với xu hướng “bán cái gì mà người tiêu dùng cần chứ khơng phải bán cái gì mà mình có”.

Bên cạnh đó việc tổ chức quảng cáo nâng cao vị thế nhà trường cũng cần được chú trọng, nhà trường nên có hình thức giới thiệu về hình ảnh, quy mô, ngành nghề đào tạo tới các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nhiều hơn nữa, qua đó xác định được số học sinh có nhu cầu học tiếp lên bậc cao hơn và nguyện vọng theo đuổi ngành nghề nào, số học sinh sẽ làm cho nguồn tuyển sinh của nhà trường được mở rộng cả về số lượng, đồng thời cũng phần nào nâng cao chất lượng học sinh đầu vào, góp phần cải thiện chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Hình thức tiến hành có thể là:

- Tổ chức các buổi giao lưu với các trường để qua đó giới thiệu về trường. - Phát tờ rơi tới học sinh và gia đình học sinh.

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, các trường phổ thơng, qua đó các trường tiến hành cung cấp thông tin về hoạt động tuyển sinh tới học sinh giúp nhà trường.

- Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra về nhu cầu và nguyện vọng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kv trở xuống tại trường cao đẳng nghề điện sóc sơn, hà nội (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)