2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng CLĐT nghề QL, VH, SC
2.2.2. Đánh giá công tác xác định nhu cầu đào tạo nghề QL, VH, SC
Công tác xác đinh nhu cầu đào tạo nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống của trường được tiến hành trên cơ sở sau:
- Số liệu tuyển sinh của các năm trước: Công tác tuyển sinh nhà trường không chủ động được việc tuyển sinh. Hệ chính quy của nhà trường là do các????Điện lực,
Nhà máy điện hoặc các Công ty truyền tải điện tuyển. Hệ mở rộng chủ yếu là xét hồ sơ tuyển sinh hoặc hợp đồng với các tổ chức có nhu cầu …v.v. dẫn tới chất lượng đầu vào khơng kiểm sốt được, độ tuổi của học sinh chênh lệch …v.v. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến CLĐT của trường.Thông thường căn cứ vào số liệu tuyển sinh cụ thể của các năm trước, đối chiếu giữa kế hoạch tuyển sinh và số lượng thực tuyển, dự đốn khả năng tăng quy mơ tuyển sinh cho các năm tiếp theo.
Bảng 2.2: Kết quả tuyển sinh tại trường CĐN Điện.
Năm học Tổng số Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề
2008-2009 1254 1118 136 0
2009-2010 1090 909 179 12
2010-2011 966 617 134 215
2011-2012 959 573 347 36
2012-2013 770 370 400 0
(Nguồn: Phòng Đào tạo trường CĐN Điện Sóc sơn, Hà nội)
- Với kết quả tuyển sinh trên và kết quả thăm dò lao động đã qua đào tạo nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống của các doanh nghiệp (bảng 2.3) thấy được việc xác định nhu cầu đào tạo của của trường là tương đối phù hợp với thực tế.
Bảng 2.3: Đánh giá khả năng thích ứng và sử dụng thiết bị hiện đại của HSSV tại doanh nghiệp
Mức độ Tấn số Tỷ lệ % Tốt 0 0 Khá 6 54,6 Trung bình 5 45,4 Kém 0 0 Tổng 11 100
(Nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến nhà quản lý doanh nghiệp)
thấy ưu điểm là quá trình xác định nhu cầu đào tạo nhà trường đã dựa vào điều kiện thực tế về nội lực và căn cứ vào dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của EVN và các doanh nghiệp ngoài ngành. Tuy nhiên, trong tính tốn số lượng cụ thể chưa tính đến khả năng đào tạo và tuyển sinh của các trường đào tạo đóng trên cùng địa bàn. Vì vậy, khi tuyển sinh thì số lượng thực tế có thể khác số lượng kế hoạch dẫn đến tình trạng số lượng học sinh ít hơn dự kiến ban đầu.
Công tác tuyển sinh thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hình thức tuyển sinh là xét tuyển. Mặt bằng nhận thức của học sinh khơng cao vì phần lớn học sinh thi trượt đại học mới đăng ký học nghề. Nguồn tuyển sinh chủ yếu là các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Để đạt chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch, từ năm 2009 đến nay, ngoài việc tuyển sinh diện tự túc kinh phí, nhà trường ký hợp đồng đào tạo với trên 25 đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngồi ngành
(nguồn từ phịng Tổ chức hành chính). Nhìn chung, đánh giá của cán bộ quản lý và
GV về công tác tuyển sinh về cơ bản hoàn thành chỉ tiêu về số lượng tuyển sinh, còn chất lượng tuyển sinh được đánh giá ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 65% theo đánh gía của cán bộ quản lý và 60% theo đánh giá của GV; mức độ tốt là 0%; có 5% ý kiến GV đánh giá mức độ kém (bảng 2.4).
Bảng 2.4:. Đánh giá công tác tuyển sinh
Ý kiến cán bộ quản lý Ý kiến GV
Mức độ Tấn số Tỷ lệ % Mức độ Tấn số Tỷ lệ % Tốt 0 0 Tốt 0 0 Khá 7 35 Khá 15 30 Trung bình 13 65 Trung bình 30 60 Kém 0 0 Kém 5 10 Tổng 20 100 Tổng 50 100
2.2.3. Đánh giá công tác xác định mục tiêu, nội dung đào tạo, tài liệu học tập nghề QL, VH, SC đường dây và TBA có điện áp từ 110 kV trở xuống