Nâng cao hiệu quả của công tác Truyền thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ chương trình khách hàng thân thiết với mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng trường hợp của co opmart (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. Các hàm ý quản trị

5.2.2. Nâng cao hiệu quả của công tác Truyền thông

Theo kết quả nghiên cứu, công tác Truyền thơng cũng có tác động mạnh mẽ đến sự hài lịng và lịng trung thành của khách hàng. Khách hàng chỉ tích cực tham gia vào chương trình khi họ được cung cấp đầy đủ thơng tin và hiểu rõ về chương trình. Do đó, nâng cao hiệu quả của công tác Truyền thông cũng là một trong những việc đầu tiên mà Co.opmart cần phải chú ý.

Dựa vào bảng kết quả tổng hợp về giá trị trung bình của các biến quan sát (Bảng 4.18), chúng ta có thể thấy là nội dung “Chương trình KHTT cung cấp đầy đủ thơng tin đến khách hàng” có giá trị trung bình thấp nhất. Điều này cho thấy vẫn có nhiều khách hàng cảm thấy thiếu thơng tin về chương trình.

Nghiên cứu tình hình thực tế tại hệ thống siêu thị Co.opmart, tác giả nhận thấy rằng hiện tại cơng tác Truyền thơng cho chương trình khách hàng thân thiết chủ yếu được thực hiện tại siêu thị thơng qua các hình thức: bảng thể lệ của chương trình, tờ rơi của chương trình, băng rơn giới thiệu về chương trình. Các hình thức này chủ yếu ở dạng bị động, hầu như chỉ tác động đến những khách hàng mua sắm tại siêu thị mà khơng có nhiều tác dụng trong việc thu hút những khách hàng mới. Mặt khác, số lượng của các phương tiện Truyền thơng vẫn cịn thiếu nên hiệu quả mang lại vẫn còn thấp. Điều này thể hiện rõ nét qua việc rất nhiều khách hàng khơng biết đến chương trình hoặc khơng hiểu rõ về các thể lệ, quyền lợi có thể nhận được khi tham gia chương trình. Việc khách hàng khơng hiểu rõ về chương trình sẽ dẫn đến việc không muốn đăng ký tham gia, hoặc khi đã đăng ký tham gia rồi thì khơng tích cực tích điểm vì

khơng nhận thấy được lợi ích khi tham gia chương trình. Hơn nữa, việc khơng nắm rõ các quy định, luật lệ, quyền lợi sẽ làm cho khách hàng gặp phải những khó khăn trong việc nhận thưởng, tham gia các chương trình khuyến mãi…Để khắc phục hạn chế nêu trên, tác giả có những đề xuất sau đây:

 Gia tăng số lượng các phương tiện truyền thông trong siêu thị: bảng thể lệ, băng rôn…

 Đầu tư vào các kênh truyền thông mới như: facebook, website, youtube…  Kết hợp với các báo đài quảng bá rộng rãi các thơng tin về chương trình

Khách hàng thân thiết của Co.opmart.

Ngồi vấn đề nêu trên, qua tìm hiểu tình hình thực tế tại siêu thị, tác giả cũng nhận thấy các hình thức Truyền thơng tại hệ thống siêu thị Co.opmart khơng có sự cập nhật và hình thức cũng khơng thực sự hấp dẫn nên sẽ ít tạo được sự chú ý cho khách hàng. Hầu hết các phương tiện truyền thông tại siêu thị đều được sử dụng liên tục trên 2 năm mà khơng có bất cứ sự thay đổi nào về hình thức cũng như nội dung. Do đó, để nâng cao hiệu quả của cơng tác truyền thông, Tác giả đề xuất thiết kế lại các phương tiện Truyền thông theo hướng đơn giản hóa, giúp cho khách hàng nhanh chóng hiểu rõ các quy định, quyền lợi sẽ nhận được khi tham chương trình khách hàng thân thiết. Thiết kế mới cũng cần quan tâm đến bố cục, tính thẩm mỹ cũng như màu sắc sử dụng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ chương trình khách hàng thân thiết với mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng trường hợp của co opmart (Trang 85 - 86)