Khái niệm ngưòi tiêu dùng và hành vi tiêu dùng Khái niệm người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý khách hàng (Trang 45 - 47)

- Nguyên tắc 5C

1. Khái niệm ngưòi tiêu dùng và hành vi tiêu dùng Khái niệm người tiêu dùng

1.1. Khái niệm người tiêu dùng

Trong bất kỳ nền kinh tế nào, người tiêu dùng (NTD) cũng luôn là một lực lượng đông đảo, là động lực phát triến của quá trình sản xuất, kinh doanh. Với

nhu cầu và thị hiếu của mình, họ có tác động vơ cùng to lớn đối với quá trình dẫn dắt, vận hành của thị trường.

Khái niệm NTD được dùng trong nhiều hồn cảnh, tình huống khác nhau vì thế cách hiếu về khái niệm này cũng rất đa dạng.

Trong kinh tế học, thuật ngữ NTD được sử dụng để chỉ những chú thể tiêu thụ của cải được tạo ra bởi nền kinh tế.

Dưới góc độ của pháp luật, tại Việt Nam, NTD là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức. Liên quan đến việc xác định khái niệm NTD, hiện nay, trên thế giới hầu

hết các quốc gia thường nhận diện NTD dựa trên việc đánh giá 03 tiêu chí đó là (i) NTD là cá nhân; (ii) đối tượng của giao dịch là hàng hóa, dịch vụ;(iii)

Khi xem xét khái niệm NTD và khái niệm khách hàng - với tư cách là người mua, thì cũng có điều khác biệt khi chỉ xét ở khía cạnh mục đích. Một khách

hàng (customer) được hiểu là... người mua dịch vụ, hàng hoá từ người khác

trong khi người tiêu dùng (consumer) là người tiêu thụ sản phẩm hoặc hàng hóa nhất định. Nhưng nhiều lúc chúng ta đóng cả hai vai trị - vừa là người

mua, vừa là người tiêu dùng - khi đó chúng ta mua sản phấm đế trực tiếp sử

dụng.

Ví dụ: Một phụ nữ mua hộp sữa Anlene cho mẹ của mình uống. Lúc này

người phụ nữ đóng vai trị là khách hàng (với tư cách là người mua), người

mẹ là người tiêu dùng. Nhưng nếu người phụ nữ mua hộp sữa Anlene để bản

thân sử dụng thì lúc này người phụ nữ đóng cả hai vai trò, vừa là người mua vừa là người tiêu dùng.

1.2. Khái niệm hành vi tiêu dùng

Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi

mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản

phẩm hàng hoá và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của

họ.

Theo Charles w. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một q trình mơ tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.

Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người

tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ the là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó,

tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phấm, dịch vụ của mình.

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của mơi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của

họ. Hành vi người tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu

dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thơng tin về giá cả, bao bì, bề ngồi sản phẩm... đều có thế tác động đến cảm

nhận, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng.

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lý khách hàng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)