Phân tích quan hệ EBIT và EPS

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 111 - 116)

BÀI 7: ĐỊN BẨYHOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊN BẨY TÀI CHÍNH

7.3.1. Phân tích quan hệ EBIT và EPS

Phân tích quan hệ EBIT-EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan (indiferent point), tức là điểm của EBIT mà ở đĩ các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Đe minh họa phân tích quan hệ EBIT-EPS, chúng ta xem xét ví dụ sau đây:

Cơng ty CTC cĩ nguồn vốn dài hạn 10 triệu USD hồn tồn từ nguồn vốn cổ phần thơng thường. Cơng ty cần huy động thêm 5 triệu USD cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơng ty xem xét 3 phương án huy động vốn: (1) phát hành cổ phiếu thường, (2) phát hành trái phiếu với lãi xuất 12%, hoặc (3) phát hành cổ phiếu ưu đãi với vổ tức 11%. Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) hàng năm của cơng ty hiện tại là 1.5 triệu USD nhưng nếu mở rộng sản xuất kinh doanh cơng ty kỳ vọng EBIT sẽ tăng đến 2.7 triệu USD. Thuế thu nhập cơng ty là 40% và cơng ty hiện cĩ 200.000 cổ phần. Neu sử dụng phương án thứ nhất, cơng ty cĩ thể bán thêm 100.000 cổ phần với giá 50USD/ cổ phần để huy động thêm 5 triệu USD.

Mục tiêu của chúng ta là phân tích để tìm ra điểm bàng quan, tức là điểm mà ở đĩ các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau. Trước hết, chúng ta xác định EPS theo cơng thức sau:

EPS = (EBIT - I) (1 -1) - PD (7.6) NS

Trong đĩ:

PD = Cổ tức hàng năm phải trả. t = Thuế suất thuế thu nhập cơng ty. NS = Số luợng cổ phần thơng thuờng.

Đe xác định EPS của cơng ty theo ba phuong án tài trợ, chúng ta lập bảng tính tốn 7.3 duới đây:

Bảng 7.3: Bảng tính EPS theo 3 phương án tài trợ

Phương án tài trợ

Cổ phiếu thường Nợ Cổ phiếu ưu đãi

Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) 2.700.000$ 2.700.000$ 2.700.000$

Lãi suất (I) - 600.000 -

Lợi nhuận trước thuế (EBT) 2.700.000 2.100.000 2.700.000

Thuế thu nhập (EBT X t) 1.080.000 840.000 1.080.000

Lợi nhuận sau thuế (EAT) 1.620.000 1.260.000 1.620.000

Cổ tức cổ phiếu ưu đãi (PD) - - 550.000

Lợi nhuận dành cho cổ đơng thường 1.620.000 1.260.000 1.070.000

Số lượng cổ phần (NS) 300.000 200.000 200.000

Lợi nhuận trên cổ phần (EPS) 5.40 6.30 5.35

Dựa vào kết quả bảng tính tốn trên đây chúng ta cĩ thể xác định điểm bàng quan bằng một trong 2 phuơng pháp: phuơng pháp hình học và phuơng pháp đại số.

Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học.

Sử dụng đồ thị biểu diển quan hệ giữa EBIT và EPS chúng ta cĩ thể tìm ra được điểm bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đĩ EBIT

theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Đe làm điều này chúng ta xây dựng đồ thị như trên hình vẽ 7.3. Đối với mỗi phương án, chúng ta lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cà các điểm của EBIT.

Trước hết trên đồ thị hình 7.3 chúng ta chọn các điểm cĩ hồnh độ là 2.7 và tung độ lần lượt là 5.40, 6.30, 5.35 (5.40 và 5.35 gần nhau nên trên đồ thị chúng gần như trùng nhau). Ke đến chúng ta tìm điểm thứ hai bằng cách lần lượt cho EPS = 0 đề tìm ra EBIT tương ứng.

Vĩi phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường:

(EBIT -1) (1 -1) - PD = 0 (EBIT-0) (1-0.4)-0 = 0 (EBIT) 0.6 = 0

EBIT = 0

Nối 2 điểm cĩ tọa độ (0,0) và (2.7, 5.4) chúng ta cĩ được đường thẳng phản ánh EPS theo phương án tài trợ cổ phiếu thơng thường.

Với phương án tài trợ bằng nợ:

(EBIT - I) (1 -1) - PD = 0

(EBIT - 600.000) (1 - 0.4) -0 = 0 (EBIT) 0.6 - 360.000 = 0

EBIT = 360.000/0.6 = 600.000$

Nối hai điểm cĩ tọa độ (0.6, 0) và (2.7, 6.3) chúng ta cĩ được đường thẳng phản ánh EPS theo phương án tài trợ bằng nợ.

Với phương án tài trợ bằng cố phiếu ưu đãi:

(EBIT - I) (1 -1) - PD = 0

(EBIT - 0) (1 - 0.4) - 550.000 = 0 (EBIT) 0.6 - 550.000 = 0

Nối hai điểm cĩ tọa độ (0.916, 0) và (2.7, 5.35) chúng ta cĩ được đường thẳng phản ánh EPS theo phưong án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi.

Trên hình vẽ 7.3, hai điểm cắt nhau giữa đường thẳng cổ phiếu thường với đường thẳng nợ và cổ phiếu ưu đãi cho chúng ta hai điểm bàng quan vì ở điểm đĩ các phương án tài trợ đều đem lại cùng EPS.

Hình 7.3: Đồ thị xác định điểm bàng quan theo 3 phương án

Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số.

về mặt đại số, chúng ta cĩ thể xác định điểm bàng quan bằng cách áp dụng cơng thức (7.6) tính EPS theo EBIT cho mỗi phương án, sau đĩ thiết lập phương trình cân bằng như sau:

NS1 NS2 Trong đĩ:

EBIT 12 = EBIT bàng quan giữa 2 phưong án tài trợ 1 và 2.

11,12 = Lãi phải trả hàng năm ứng với phưong án tài trợ 1 và 2.

PD1, PD2 = Cổ tức phải trả hàng năm theo phương án tài trợ 1 và 2. t = thuế suất thuế thu nhập cơng ty.

NS1, NS2 = Số cổ phần thơng thường ứng với phương án 1 và 2.

Trong ví dụ đang xem xét, chúng ta tìm điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường như sau:

Tài trợ bằng cổ phiếu thường Tài trợ bằng nợ

(EBIT1,2 - 0) (1 - 0.4) - 0 (EBIT1,2 - 600.000) (1 - 0.4) - 0

300.000 200.000

(EBIT12) (0.6) (200.000) = (EBIT12) (0.6) (300.000) - (0.6) (600.000) (300.000) (EBIT12) (60.000) = 108.000.000.000

EBIT1,2= 1.800.000$

Thực hiện tương tự, chúng ta cĩ thể tìm được điểm bàng quan giữa hai phương tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là 2.75 triệu USD.

Ý nghĩa của điểm bàng quan

Từ phương pháp hình học, cũng như phương pháp đại số chúng ta tìm thấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là 1.8 triệu USD. Điều này cĩ nghĩa gì? Neu EBIT thấp hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường.

Tương tự điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi là 2.75 triệu USD. Neu EBIT nằm dưới điểm nảy thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi, nhưng nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường.

Một phần của tài liệu Tài chính doanh nghiệp (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)