Xám thực hình cánh

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sửa chữa tua-bin nước: Phần 1 (Trang 90 - 92)

I. HIỆN TƯỢNG XÂM THựC

1.2.1. Xám thực hình cánh

Xâm thực hình cánh là hiện tượng phổ biến đối với tua-bin phản kích, thường phát sinh ở bánh cơng tác. Đặc biệt đối với cánh tua-bin phản kích, nó là bộ phận trực tiếp chuyển biến năng lượng, tác dụng của cánh tua-bin là chuyển biến mô-men động lượng của nước thành mô-men động lực của bánh cơng tác, do đó mỗi cánh tua-bin đều chịu một áp lực nước.

Mặt cơng tác cánh tua-bin nói chung là có áp lực dương, cịn mặt sau của cánh tua-bin là có áp lực âm, hiệu số áp lực giữa hai mặt cánh tua-bin chính là yếu tố gây ra hợp lực tác dụng trên tồn bộ cánh tua-bin và mơ-men lực của bánh công tác đối với trục tua-bin là điều kiện cần để bánh công tác sinh công. Đồng thời áp suất mặt sau của cánh tua-bin thường thấp lại là điều kiện làm phát sinh hiện tượng xâm thực.

Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước

Lúc áp suất mặt sau của cánh tua-bin giảm đến áp suất bốc hơi tất sẽ sản sinh xâm thực. Thông thường xâm thực nghiêm trọng nhất là vùng gần ra cửa bề sau của cánh tua-bin.

Bởi vì tiết diện của cánh tua-bin có dạng hình cánh và áp suất thấp ở mặt sau cánh có quan hệ mật thiết với hình cánh của tua-bin, cho nên gọi là xâm thực hình cánh, hay nói khác xâm thực sản sinh ở cánh tua-bin có quan hệ mật thiết với hình dạng của cánh tua-bin.

1.2.2. Xắm thực chân không

Xâm thực chân không là hiện tượng đặc biệt của tua-bin phản kích, nghiêm trọng nhất là đối với tua-bin có cánh cố định thơng thường phát sinh ở những chế độ công tác khác chế độ cơng tác thiết kế. Bởi vì ở những chế độ cơng tác khác của tua- bin tức tình trạng vào cửa khơng va chạm và pháp tuyến ra của của tua-bin khơng cịn nữa, thay thế bằng tình trạng chảy tách rời, va chạm, xốy kết hợp với tình trạng quay của nước, sau bánh cơng tác hình thành cột chân không trong ống hút, khi áp suất giảm xuống tới áp suất bốc hơi tất sẽ sản sinh xâm thực. Loại xâm thực này gọi là xâm thực ở vùng chân không hay xâm thực chân không.

1.2.3. Xâm thực khe hở

Dòng chảy khi đi qua đường dẫn nhỏ hoặc khe hở cục bộ có hiện tượng tốc độ tăng vọt. Áp suất giảm sút gây ra hiện tượng xâm thực gọi là xâm thực khe hở. Xâm thực khe hở thường phát sinh ở các mạt tiếp xúc với nhau có nước rị qua như biên cánh hướng nước, các mặt hai đầu cánh hướng nước, vòng chắn rị nước. Ngồi ra cịn phát sinh ở các chỗ gổ ghề của các chi tiết máy, ở đó cục bộ sản sinh chân khơng và xâm thực. Phạm vi phá hoại của xâm thực khe hở thường nhỏ. Xâm thực khe hở thường nghiêm trọng đối với tua-bin có cột nước cơng tác cao.

Trong ba loại xâm thực nói trên, xâm thực hình cánh và xâm thực chân khơng có ảnh hưởng quyết định, hai loại xâm thực đó phát triển đến một mức độ nhất định dẫn đến lưu lượng công suất và hiệu suất đều giảm thấp. Xâm thực làm cho các bộ phận dưới nước của tua-bin đặc biệt là mặt sau cánh tua-bin rỗ hoa, lâu ngày đưa đến hiện tượng phá hủy cánh tua-bin.

Ngoài ra khi xâm thực xảy ra nghiêm trọng, đặc biệt là xâm thực chân không sẽ sản sinh tiếng ồn, làm chấn động tổ máy và tua-bin vận hành khơng an tồn.

Chương IV. Hư hại bể mặt kim loại trong tua-bin nước

Thực nghiệm cho biết, giai đoạn đầu phát sinh xâm thực, tuy vẫn có tác dụng gây rỗ bề mặt máy nhưng ít ảnh hưởng đến hiệu suất, tùy theo sự phát triển và tăng cường của xâm thực sự phá hủy càng mạnh, đồng thời sự suy giảm hiệu suất tương đối lớn kèm theo tiếng ồn, chấn động.

Loại bỏ hoàn toàn ba hiện tượng xâm thực nêu trên đối với tua-bin là một điều khó khăn và khơng thể được. Song cần tìm biện pháp giảm nhẹ xâm thực, đổng thời tránh vận hành trong tình hình xâm thực nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật sửa chữa tua-bin nước: Phần 1 (Trang 90 - 92)