III. PHƯƠNG PHÁP ĐÚC
3.1. Sự thay đổi của vật liệu đúc và các phương pháp đúc
Các bộ phận của tua-bin nước được thiết kế chịu đựng được ẳp lực nước lớn nhất bao gồm áp lực xung kích và áp lực ly tâm của nước dưới tốc độ lồng cao nhất. Chính vì vậy, tải trọng đặt lên các bộ phận của tua-bin phải được tính tốn chính xác và sự biến dạng cũng như ứng suất phải được đảm bảo trong mức độ nhất định. Bảng 3.3 thể hiện các dạng tải trọng và các bộ phận đặc trưng của tua-bin nước.
Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước
Bảng 3.3. Các dạng tải trọng và bộ phận liên quan
Dạng tải trọng Các bộ phận liên quan của tua-bin nước
Áp lực nước Buồng xoắn, Vành móng, Nắp trên và dưới, Cánh hướng động, Bánh cơng tác, Lớp lót ống hút
Lực ly tâm BCT, Runner Boss, Runner Coupling Cover Mõmen Trục chính, Trục cánh hướng động
3.1.1. Áp suất của nước
Các bộ phận của tua-bin nước phải chịu tác dụng của áp suất thủy tĩnh và áp suất thủy động. "Áp suất thủy tĩnh" ở đây là áp suất của nước, nó thay đổi liên tục theo thời gian hoặc thay đổi theo những chu kỳ nào đó (lâu hơn vài giây). "Áp suất thủy động" là áp suất của nước thay đổi theo những khoảng thời gian ngắn và giống như hiện tượng áp lực va chạm của nước. Áp lực nước tác dụng trong chế độ sa thải phụ tải cũng bao gồm hai thành phần trên. "Áp suất thủy tĩnh" trong trường hợp khơng tải từ phía thượng lưu ln lớn hơn từ phía hạ lưu. Áp lực va chạm của nước ("áp suất thủy động") phải được xem xét với các chế độ nhất thời cho việc thiết kế tua-bin. Đối với các tua-bin công suất lớn và cột áp cao, áp lực va chạm trong vận hành bình thường cũng gây tác động làm mệt mỏi kim loại chế tạo tua-bin, đặc biệt là bánh công tác.