- Khi tuabin nước (gồm cả buồng xoắn) được sửa chữa, thử nghiệm về
b) Kiểm tra các bộ phận tình trạng mài mòn, xầm thực, han gỉ, xây xát
(Bao gồm cả ống hút)
Cơ chế của một số loại xâm hại bề mặt tiếp xúc với dòng chảy nêu trên tham khảo trong tài liệu về thử nghiệm không cắt mẫu.
c) Thử nghiệm không cắt mẫu
Giới thiệu về thử nghiệm không cắt mẫu (NDI) nêu trong chương IV.
Tài liệu chuyên đề bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước
Thử nghiệm hiệu suất tua-bin nước là rất quan trọng để nắm được khả năng thực tế của tua-bin nước. Thử nghiệm hiệu suất tua-bin nước đôi khi được thực hiện để đánh giá khả năng thực tế của các tua-bin được xây dựng mới giữa công ty sở hữu và công ty tiếp nhận đơn đặt hàng so với các thông số thiết bị. Nhưng thử nghiệm loại này thường được bỏ qua đối với tua-bin nước công suất nhỏ, bằng việc sử dụng các số liệu của các thử nghiệm mẫu của các tua-bin nước cùng loại hoặc các tua-bin nước tương tự.
Hiệu suất của tua-bin nước thường không giảm nhiều, thậm chí sau thời gian dài vận hành do việc ứng dụng các vật liệu tốt trong chế tạo bánh công tác. Thử nghiệm hiệu suất tua-bin nước thường được thực hiện để xác nhận sự khôi phục công suất phát của tua-bin.
★ Thử nghiệm mất tải
Thử nghiệm mất tải được tiến hành để xác nhận tình huống dừng an tồn trong các điều kiện khắt khe, cụ thể là mất tải đột ngột. Thậm chí trong các trường hợp này, tua-bin phải được điều khiển an toàn bằng máy điều tốc của chúng. Điều này có nghĩa là thử nghiệm mất tải rất cần thiết sau khi đại tu, kiểm tra và điều chỉnh máy điều tốc khi đã tháo rời trong quá trình đại tu tua-bin. Thử nghiệm mất tải rất quan trọng để xác nhận về sự dừng máy an toàn trong bất cứ trường hợp sự cố nào.
Trong thử nghiệm mất tải, các số liệu khác nhau được ghi nhận để kiểm tra các điều kiện tin cậy cho mỗi phần của tổ máy kể cả các cấu trúc xây dựng. Đặc biệt là khi áp lực nước trong đường ống áp lực lớn nhất, tốc độ quay lớn nhất, điện áp máy phát lớn nhất thường được xác nhận so với các giá trị cho phép trong thiết kế ban đầu và của nhà sản xuất. Áp lực nước của đường ống áp lực và buồng xoắn, hành trình servomotor, tốc độ quay, điện áp và dòng điện máy phát, v.v. thường được ghi nhận bằng các máy dao động để đánh giá và phân tích độ chính xác kết quả thử nghiệm. Hơn nữa, nhiều nhân viên thường được điều động để đọc các đồng hồ, các giá trị tức thời và để kiểm tra các điều kiện trong quá trình thử nghiệm.
Các trạng thái mất tải có các điều kiện khắt khe khác nhau đối với đường ống áp lực tua-bin nước và máy phát, vì vậy loại thử nghiệm này cần được tiến hành cẩn thận. Công suất phát (= tải) của tổ máy đối với loại thử nghiệm này thường được tăng từng mức một để kiểm tra các điều kiện an toàn của tất cả các thiết bị và các bộ phận của chúng. Ví dụ: tải mất được đặt ở mức 1/4, 2/4, 3/4, 4/4 công suất phát. Trong thử nghiệm mất tải thứ nhất được thực hiện ở mức 1/4 công suất phát và xác
Chương IV. Hư hại bê mặt kim loại trong tua-bin nước
nhận kết quả chi tiết để quyết định tiến tới mức tiếp theo (2/4 công suất phát). Khi không thể thực hiện thử nghiệm mất tải hồn tồn vì một vài trị số vượt quá trị số cho phép, máy điều tốc, thiết bị tự động điều chỉnh điện áp (A VR) hoặc các thiết bị khác phải được điều chỉnh.
Mức mất tải đối với tổ máy tương ứng trong thử nghiệm loại này thường được thực hiện bằng cách mở #52 (cắt máy cắt hòa đồng bộ bằng tay) để xác nhận hoạt động của máy điều tốc. Nhưng trong một vài trường hợp, mức mất tải là 2/4, 3/4, 4/4 tải đầy được thực hiện bởi hoạt động của các rơ le bảo vệ trong trường hợp dừng khẩn cấp và dừng nhanh.
Trong trường hợp có nhiều hơn một tổ máy cùng nối với một hệ thống nước (ví dụ một ống áp lực - ba tua-bin nước), tải tua-bin đồng thời của tất cả các tổ máy liên quan phải được tiến hành để xác nhận rõ ràng các trị số cho phép trong các thử nghiệm hoạt động đầu tiên.
* Đo độ rung
Khó có thể ngăn chặn rung hồn tồn đối với các máy quay. Đối với tua-bin nước, trong nhiều trường hợp, ví dụ các ngun nhân thủy lực, cơ khí, điện có thể gây ra rung. Rung quá mức có thể làm cho các ốc và đai ốc lỏng, nứt vật liệu giảm tuổi thọ thiết bị. Rung một vài phần (vỏ ổ trục, vỏ máy kích thích và máy phát, v.v) được đo trước và sau khi đại tu để kiểm tra các điều kiện vận hành.
Công suất phát của các tổ máy để đo độ rung được thay đổi từ thấp đến cao để xác nhận các điều kiện chung (rung do nguyên nhân thủy lực của tua-bin nước trong trường hợp tải thấp thường lớn hơn so với trường hợp tải cao). Ví dụ: độ rung đo được ở mức 1/4, 2/4, 3/4, 4/4 tải đầy.
Rung theo cả hai chiều thẳng đứng và ngang đều được đo tại cùng điểm * Đo điện áp trục
Điện áp sinh ra ở mặt trên và mặt dưới của trục tua-bin (phía phải và trái của máy trục ngang) do sự không cân bằng của các mạch từ trong máy phát, v.v. Khi dịng kích thích sinh ra do điện áp này lớn có thể làm hỏng cấc ổ trục. Cách điện thông thường được đặt giữa các phần kim loại của máy phát và tua-bin nước để ngăn không tạo ra mạch điện của dòng điện này.
Điện áp giữa mặt trên và mặt dưới trục được đo khi bảo dưỡng để xác nhận các điều kiện ngăn chặn dòng điện dọc trục.
Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước
* Thử nghiệm phát công suất
(Tương tự như đối với kiểm tra định kỳ) ★ Thử nghiệm Khởi động/Dùmg tự động (Tương tự như đối với kiểm tra định kỳ)
★ Thử nghiệm đo lượng nước, chỉ thị cảnh báo Xác định lượng nước làm mát các ổ trục tua-bin.
Dùng tác động bằng tay lên các rơ-le bảo vệ để kiểm tra các chỉ thị báo động ở tủ điều khiển trung tâm, tủ điều khiển ở gian máy, v.v.
★ Thử nghiệm mang tải
Trong thử nghiệm này, tiến hành kiểm tra từng bộ phận của các tổ máy vận hành dưới chế độ đầy tải trong khoảng thời gian dài. Các thử nghiệm loại này thường duy trì dưới mức bão hịa của nhiệt độ các cuộn dây máy phát, các ổ trục và các cuộn dây máy biến áp.
* Đo khe hở bánh công tác, các cánh hướng động và các bộ phận khác (Tương tự như trong kiểm tra định kỳ)