II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.4.3. Phát triển cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng về giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính viễn thông, nhà đất,… có ảnh hưởng lớn tới chi phí đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thực tế trong thời gian qua, các loại dịch vụ này giá đều tăng tăng lên so với trước đây (như giá điện, nước, xăng dầu, cước phí vận tải, bưu chính
cao hơn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách phát triển hợp lý hệ thống cơ sở hạ tầng. Trước hết, phải có chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ phù hợp với chiến lược hội nhập và công nghiệp hoá đất nước. Kết hợp đầu tư mới và cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, đưa nhanh tiến bộ của khoa học công nghệ và thông tin, nâng cao năng suất lao động trong các nganh dịch vụ này. Khắc phục tình trạng giá dịch vụ tăng, làm cho chi phí đơn vị sản phẩm tăng theo, dẫn đến nhiều mặt hàng giảm sức cạnh tranh, trong đó có sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
Theo các nhà chuyên gia kinh tế, khả năng cạnh tranh dựa trên chi phí của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào sự cung ứng các nguyên liệu đầu vào với chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, một số dịch vụ cơ sở hạ tầng, nhất là dịch vụ cung cấp điện , cước hàng không, giá xăng dầu, dịch vụ nhà đất được xem là những cản trở đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ có liên quan đến quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp.