Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 63 - 65)

II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.1. Tiềm năng và cơ hội xuất khẩu hàng dệt may

Mặc dù có sự suy giảm gần đây do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành dệt may vẫn đang có những cơ hội để tiếp tục mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Những cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới xuất phát từ những thuận lợi ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế cụ thể là:

- Với mức thu nhập hiện tại, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì lợi thế so sánh trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động cũng như ngành dệt may.

- Xu hướng toàn cầu hoá tạo thuận lợi căn bản cho việc mở rộng thị trường

- Với mức xuất khẩu tương đối nhỏ ( chủ yếu là gia công), vẫn còn khả năng gia tăng thị phần trên thị trường thế giới.

Với mức thu nhập đầu người khoảng 1000USD quy đổi theo tỷ giá thị trường, Việt Nam vẫn thuộc vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ bằng một nửa so với mức thu nhập bình quân của Philipines hay Indonexia, khoảng 1/3 mức thu nhập của Trung Quốc và Thái Lan và cũng tương đương với mức thu nhập bình quân của Ấn Độ và một vài nước Nam Á khác. Mức thu nhập thấp và mức tiền lương thấp cho phép Việt Nam tiếp tục duy trì lợi thế trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may.

động. Trong quá trình phát triển, thu nhập gia tăng và lợi thế ban đầu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ mất đi, và các nước sẽ chuyển dịch cơ cấu đến các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và công nghệ cao. Thực tế phát triển ở châu Á cho thấy, cả Hàn Quốc và Đài Loan đều đã bắt đầu quá trình công nghiệp hoá bằng những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, sau đó chuyển dần sang các ngành công nghiệp điện tử, ô tô hay vật liệu mới. Gần đây hơn, các nước có thu nhập trung bình như Thái Lan, Malaysia hay Mexico đã mất dần tính cạnh tranh trong sản xuất dệt may và thị phần của các nước này trên thị trường thế giới giảm sút. Điều này tạo cơ hội cho những nước đi sau nư Việt Nam tiếp tục đẩy mạng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động trong đó có dệt may.

Tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới cũng xuất phát từ thực tế là hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường thế giới và còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần. Với kim ngạch xuất khẩu hiện tại khoảng 9 tỷ USD hàng năm, Việt Nam mới chỉ chiếm một vài phần trăm trong thương mại thế giới về hàng dệt may. Thương mại thế giới trong ngành dệt may cũng đang mở rộng nhanh chóng và đa dạng hoá sang các sản phẩm dệt may mới như dệt may kỹ thuật. Sản phẩm dệt may kỹ thuật sẽ là thị trường tiềm năng đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty cổ phàn 20 nói riêng.

Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại thế giới diễn ra cũng mở ra những triển vọng to lớn đối với việc mở rộng thị trường và gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới. Quá trình thương lượng trong vòng đàm phán Doha, mặc dù gặp phải những khó khăn nhất định, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Mục tiêu mà nhiều nước đang theo đuổi trong vòng đàm phán Doha là tiếp tục cắt giảm

và các sản phẩm dệt may.

Cùng với quá trình tự do hoá trong khuôn khổ WTO, quá trìn hội nhập kinh tế vùng cũng đang phát triển nhanh chóng thông qua các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập vùng. Cùng với các nước Asean, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện các khu vực thượng mại tự do với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, cũng như Australia và NewZealand. Bên cạnh các thoả thuận chung với các nước Asean, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế với nền kinh tế lớn nhất Đông Á là Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xúc tiến thương lượng để ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước nằm ngoài Đông Á như Mỹ , EU.

Các hiệp định thương mại tự do giữa Asean và các nước Đông Á đều hướng đến mục tiêu xoá bỏ hay cắt giảm về cơ bản thuế quan đánh vào các sản phẩm công nghiệp, bao gồm cả các sản phẩm dệt may, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Do thực tế là thuế quan đánh vào các sản phẩm dệt may trong hầu hết các nước đều vẫn đang ở mức tương đối cao, việc cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ các hiệp định tương mại tự do khu vực có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn đối với hàng dệt mau xuất khẩu của Việt Nam, giúp mở rộng thị trường hơn nữa và gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w