II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.1.2. Những thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may
Mặc dù có những triển vọng to lớn để gia tăng xuất khẩu hàng dệt may, trong những năm tới vẫn còn nhiều thách thức cả ngắn hạn và dài hạn đối với sự phát triển của ngành sản xuất hàng dệt may nói chung và gia công xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Những thách thức chủ yếu đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm tới là:
- Sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ trong các nước công nghiệp phát triển - sự cạnh tranh trên các thị thường xuất khẩu ngày càng gay gắt
Sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng, đặc biệt là sự phục hồi kinh tế của các nước công nghiệp phát triển là một trở ngại chính đối với xuất khẩu dệt may trong một vài năm tới. Trong khi có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng nền kinh tế toàn cầu đã bắt đầu bước ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, những dấu hiệu về phục hồi kinh tế vẫn còn chưa vững chắc. Vẫn còn khả năng là nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển sẽ lại rơi vào suy thoái khi các chương trình kích thích kinh tế khổng lồ chấm dứt.
Trong trung hạn, trong khi Trung Quốc và một vài nước đang phát triển khác có thể phục hồi nhanh chóng và duy trì đà tăng trưởng tương đối cao, tăng trưởng trong các nước công nghiệp có thể chậm lại đáng kể so với thập kỷ qua. Ở Mỹ, thất nghiệp tăng cao và các khoản nợ khổng lồ trong khu vực tư nhân và Nhà nước sẽ là một trở ngại chính kìm hãm sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phục hồi tuơng đối yếu của khu vực đồng Euro. Trong khi đó Nhật Bản vẫn đang cố gắng thoát khỏi đình trệ và giảm phát, bắt đầu từ cuối những năm 90 và đã trở nên trầm trọng hơn trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Phục hồi và tăng tưởng chậm trong các nước công nghiệp phát triển, vốn là các thị trường chủ yếu đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam, sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dung và nhu cầu đối với hàng dệt may nói riêng.
Thách thức thứ hai đối với hàng xuất khẩu dệt may cũng như gia công xuât khẩu hàng dệt mau của Việt Nam trong những năm tới là sự gia tăng các rào càn thương mại và chủ nghĩa bảo hộ trong các nước công nghiệp phát triển. Cùng với việc dỡ bỏ quota và tự do hoá thương mại dệt may, nhiều
cũng như các tiêu chuẩn về môi trường gây khó khăn cho hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Cũng có sự gia tăng đáng kể việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá hay đối kháng chống lại hàng hoá xuất khẩu, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Suy thoái kinh tế toàn cầu và sự gia tăng thất nghiệp trong nhiều nước công nghiệp phát triển có thể làm gia tăng hơn nữa khuynh hướng bảo hộ trên các thị trường này. Các nước công nghiệp phát triển có thể tăng cường việc sử dụng các rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn môi trường trong những năm tới. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể tạo ra những chi phí đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, và là những thách thức đối với việc xuất khẩu hàng dệt may trong những năm tới.
Quá trình toàn cầu hoá không chỉ mở ra những cơ hội đối với hàng dệt may xuất khẩu. Cạnh tranh đang ngày càng gia tăng không chỉ trên thị trường nội địa mà còn trên các thị trường xuất khẩu. Việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dệt may xuất khẩu. Ngày càng có nhiều nước đang phát triển, không bị hạn chế bởi hạn ngạch, đang xuất khẩu hàng dệt may tới thị trường các nước công nghiệp phát triển như EU và Mỹ. Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu trở nên gay gắt hơn khi các nước đều có cùng lợi thế là giá nhân công rẻ và cùng xuất khẩu các hàng hoá tương tự.
Việc EU và Mỹ bãi bỏ chế độ tự vệ áp dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc năm 2009 làm gia tăng lợi thế của hàng dệt may Trung Quốc và gây khó khăn cho xuất khẩu các nước đan gphát triển khác, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, ngay cả khi EU chưa áp dụng chế độ tự vệ đối với hàng dệt may Trung Quốc, Việt Nam cũng đã không thể gia tăng mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU. CŨng như trong thời gian đó,
hàng xuất khẩu và thị phần của họ trên thị trường EU.