Thực trạng hoạt động gia côngxuất khẩu tại công ty cổ phần X20 1 Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 42 - 52)

II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)

2.2.Thực trạng hoạt động gia côngxuất khẩu tại công ty cổ phần X20 1 Kim ngạch xuất khẩu

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Về kim ngạch xuất khẩu, có thể dễ dàng nhận thấy tăng đều cùng với sản lượng hàng năm, giai đoạn từ năm 2009 đến 2010 đánh dấu sự tăng trưởng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu, mặc dù sản lượng không tăng do số sản phẩm xuất vào thị trường Nhật Bản có giá gia công cao nên đã có kết quả khả quan như vậy, Công ty nên chú trọng mở rộng thị trường này. Do hoạt động tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là làm gia công xuất khẩu, hầu hết hàng hoá đều được thông qua công ty trung gian và theo đơn đặt hàng của đối tác là chủ yếu, nhìn chung chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú nhưng hiệu quả thì chưa được như mong muốn, vẫn còn bị động, phụ thuộc vào khách hàng.

Đơn vị : USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu

2006 16.448.092

2007 17.245.728

2008 19.697.204

2009 22.547.473

2010 26.820.751

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty 20

Trong những năm gần đây công ty vẫn chủ trương thực hiện cả hai hình thức xuất khẩu: Gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn (FOB) và gia công xuất khẩu đơn thuần. Hình thức gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá trị xuất khẩu của công ty.

Mặc dù hình thức gia công là hoạt động gia công còn nhiều hạn chế nhưng nó vẫn rất cần thiết cho công ty trong giai đoạn hiện nay và tận dụng những ưu thế đặc thù của công ty cổ phần X20. Vì vậy, công ty vẫn tiếp tục duy trì hình thức gia công xuất khẩu để luôn luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và giữ được các mối quan hệ làm ăn từ trước đến nay. Do làm gia công nên công ty luôn luôn bị động và hiệu quả kinh tế nhìn chung là thấp. Nhiều công ty, xí nghiệp may trong nước muốn giải quyết công ăn việc làm cho công nhân sẵn sàng ký kết hợp đồng với khách hàng với giá thấp làm xáo trộn mặt bằng giá gia công và xảy ra tranh chấp khách giữa các doanh nghiệp trong nước. Các khách hàng gia công nước ngoài tranh thủ ép giá làm thiệt hại rất lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta. Với tình hình hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong đó có Công ty cổ phần X20 đã nhanh chóng dần chuyển sang kinh doanh với hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm.

Tuy nhiên do điều kiện thực tế của Công ty cổ phần X20 chưa thể chuyển sang hoàn toàn sản xuất theo kiểu mua nguyên liệu, bán thành phẩm

xuất khẩu nước ta hiện nay nên công ty vẫn duy trì hình thức này.

Bảng 4: Giá trị xuất khẩu và gia công xuất khẩu tại công ty X20

Đơn vị : USD Hình thức XK 2006 2007 2008 2009 2010 Gia công XK 15,272,053 15,906,562 18,054,457 19,765,115 22,805,685 XK trực tiếp 1,176,039 1,339,166 1,642,747 2,782,358 4,015,066 KNXK 16,448,092 17,245,728 19,697,204 22,547,473 26,820,751

Năm 2008 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 19.697.204USD trong đó, kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gia công chiếm 91,66%, kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm 8,34%. Đến năm 2009, giá trị kim ngạch đạt được 22.547.473 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gia công chiếm 87,66%, kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp là 12,34%. Sang năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 26.820.751USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gia công đạt 22.805.685 USD tương ứng chiếm 85,03% giá trị kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu trực tiếp đạt 4.015.066USD tướng ứng chiếm 14,97%. Như vậy, sang năm 2010 kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gia công vẫn chiếm đa số, và hình thức xuất khẩu trực tiếp có xu hướng tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt. Nhưng giá trị xuất khẩu trực tiếp còn thấp so với giá trị gia công và đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu không có nghĩa là tập trung vào gia công mà phải hoàn thiện, gây dựng uy tín để tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Bởi nếu chỉ gia công xuất khẩu thì giá trị gia tăng mà Công ty thu về được sẽ không lớn, doanh thu thu và lợi nhuận thu được không cao. Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển dịch từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp, tìm kiếm đối tác đẩy mạnh hình thức xuất khẩu này.

Thị trường là vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị trường là điều cần thiết. Tham gia vào thị trường nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng thêm lượng khách và thị trường mới. Tuy nhiên, khi tham gia vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh không cân sức. Trên thực tế, thị trường nước ngoài thường là mục tiêu của các doanh nghiệp khi các hoạt động kinh doanh đã phát triển đến một mức độ nhất định.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần X20 từ năm 2006 đến năm 2010 Đơn vị: USD Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 1. Các nước EU 7,556,800 7,905,464 8,350,401 9,977,212 11,215,718 2. Mỹ 2,105,370 2,025,300 2,290,715 2,563,528 2,862,614 3. Nhật Bản 2,006,500 2,204,902 2,501,300 2,805,029 3,261,140 4. Đài Loan 836,500 910,650 1,350,600 1,492,621 1,753,135 5. Hàn Quốc 1,550,594 1,780,600 2,130,950 2,241,502 2,492,014 6. Canada 890,320 980,750 1,275,068 1,386,402 1,627,418 7. Thị trường khác 1,502,008 1,438,062 1,798,170 2,081,179 3,608,712

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu)

Mặc dù hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty 20 là gia công xuất khẩu thông qua nước thứ ba nhưng vẫn có thể nói hàng may mặc của Công ty đã phần nào thâm nhập được vào các thị trường lớn như EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản. Điều này càng chứng tỏ rằng hàng may mặc của công ty đã dần có vị thế, uy tín trên thị trường thế giới.

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu)

Có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thay đổi theo các năm. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu ở thị trường EU chiếm 44,25%, Nhật Bản chiếm 12,44%, Mỹ chiếm 11,37% nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này có sự thay đổi mặc dù kim ngạch của thị trường EU vẫn dẫn đầu các thị trường với 41,82%, Nhật Bản chiếm 12,16%, Mỹ chiếm 10,67%. Có sự thay đổi này do năm 2010 tình hình kinh tế có biến động, tỷ giá hối đoái không ổn định, các nước yêu cầu khắt khe hơn về hàng hoá, sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp khác cũng như của các quốc gia khác ngày càng gay gắt. Miếng bánh thị trường sẽ bị cắt nhỏ đi sẽ là điều dễ hiểu.

Mỗi năm Công ty sản xuất tới hàng nghìn các mã hàng gồm: Quần áo đua mô- tô nam/nữ, áo Jacket các loại, áo khoác, quần âu, áo sơ mi, quần áo thể thao nam/nữ, váy, đồng phục cảnh sát.

Trong đó các sản phẩm mang thế mạnh của Công ty là:

Quần áo đua mô- tô nam/nữ, loại hàng này yêu cầu về kỹ thuật rất cao, nhiều chi tiết tỷ mỷ (120 chi tiết/áo), đặc thù của hàng đua rất dày, có từ 3 đến 5 lớp và phải đảm bảo khi mặc không bị thấm nước. Vì vậy, phía trong lớp vải ngoài là một lớp chống thấm, sau khi may xong các đường may này phải được dán một lớp nilông ở nhiệt độ cao nhằm cho nước không bị ngấm qua các lỗ chân kim. Loại hàng này yêu cầu rất nhiều máy móc chuyên dùng và người sử dụng những máy này phải có tay nghề 3/6 trở lên và có sức khoẻ.

- Aó Jacket các loại, loại hàng này dễ may hơn và không đòi hỏi nhiều máy móc chuyên dùng.

- Quần áo thể thao nam/nữ, là loại hàng đơn giản không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, không phải là nhiều chi tiết bán thành phẩm.

- Đồng phục cảnh sát, may rất đơn giản, có nhiều chi tiết in thêu, đơn giá thấp, vì vậy phải đẩy nhanh năng suất.

Bảng 6: Số liệu xuất khẩu của một số sản phẩm chủ lực của công ty

Tên Hãng Số liệu 2007 Số liệu 2008 2009

SP FOB USD Gia công USD SP FOB USD Gia công USD SP FOB USD Gia công USD Poong shin Áo Jacket 98.460 3.823.610 642.549 318.506 6.615.180 1.557.783 232.000 7.465.213 1.699.200 Quần dài 48.253 989.731 88.603 65.791 1.943.820 242.782 71.253 2.674.000 283.000 Áo vest 2.912 65.100 4.713 3.137 77.006 6.587 35.56 80.000 7.623 Shirt 1.72 17.752 2.856 2.745 21.960 4.941 34.672 23.103 6.645 Mặt nạ 6.852 14.343 9.697 17.700 34.446 15.930 18.000 35.928 18.213 Enter B Áo Jacket 125.407 1.254.070 188.111 139.760 1.734.521.06 362.703.87 153.736 1.852.416 399.713 Kanemats Áo sơmi 59.531 899.602 138.726 65.360 929.805 149.693 71.896 985.725 172.550 Áo jacket 25.7 34 814.473 152.206 29.195 895.850 168.939 31.915 960.214 142.623 Quần dài 49.269 836.592 119.680 52.995 847.920 121.889 58.295 862.527 139.906

khẩu một số mặt hàng tiêu biểu vào các thị trường lớn của công ty.

EU là thị trường tiêu thụ vải cao cấp hàng đầu thế giới với 27 nước thành viên, dân số trên 500 triệu người. Hàng năm, EU nhập khẩu trên 70tỷ USD quần áo các loại, trong đó 10-15% là hàng tiêu dùng thông thường còn từ 85- 90% là sử dụng theo mốt. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU liên tục tăng trong mười năm qua. EU là một thị trường rộng lớn với nhu cầu may mặc rất đa dạng, và cũng là thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam trước khi có hiệp định tự do hoá thương mại. Vì vậy, từ lâu Việt Nam đã biết khai thác thị trường rộng lớn này và trong tình hình hiện nay khi hạn ngạch dệt may được xoá bỏ thì thị trường này càng trở nên hấp dẫn các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam hơn. Nhưng đây là một thị trường rộng lớn nên sự cạnh tranh rất cao, hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh.

Bảng 7: Một số sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU năm 2010

TT Chủng loại hàng Cat Đơn vị Số lượng

1 Áo Jacket 21 Chiếc 212,960

2 Quần 6 “ 78,082 3 Áo Jacket 5 “ 147 4 Áo Jacket 15 “ 10,215 5 Quần+ áo 78 Tấn 8,93 6 Quần áo khác 83 “ 6,28 7 Áo Jacket 68 “ 5,7 8 Váy 26 Chiếc 5,500

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rất rõ mặt hàng áo Jacket(cat 21) là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty vào thị trường EU, chỉ riêng mặt hàng này chiếm tới gần 80% cả về số lượng xuất khẩu của Công ty. Tiếp theo là mã hàng quần (cat 6) với số lượng 78.082 chiếc đã mang về 189.521USD doanh thu xuất khẩu. Đây chính là 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty

còn rất nhiều tiềm năng nên trong thời gian tới, Công ty cần nỗ lực khám phá và mở rộng thị trường với sức mua rất phong phú này. Cần thúc đẩy công tác thu thập tin tức và tìm hiểu nhu cầu của các thị trường tiềm năng như thị trường các nước Đức, Hà Lan, Bỉ để có sự chủ động trong công tác ký các đơn hàng.

Thị trường Mỹ với mức tiêu thụ hàng hoá vào loại cao nhất thế giới, là một quốc gia rộng lớn, có sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, địa lý, chủng tộc và nhiều tầng lớp văn hoá nên đây luôn là một thị trường lớn tiêu thụ mọi chủng loại sản phẩm, nhu cầu sử dụng vô cùng phong phú.

Bảng 8: Chủng loại và trị giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Canada năm 2010 TT

Chủng loại hàng Cat Đơn vị Sản phẩm

1 Áo Jacket 334/335 Tá 3.518 2 Áo Jacket 634 “ 1.489 3 Áo Jacket 659 Kg 5,2 4 Váy dệt kim 336 Tá 6.735 5 Quần 347/348 “ 4.975

6 Áo Jacket 2A Chiếc 6.200

Nguồn : Phòng tài chính – kế toán Công ty 20

Bên cạnh đó, thị trường Mỹ cũng đòi hỏi phải đáp ứng các qui định chặt chẽ về sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng ISO9000, ISO 14000 tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000, phải tuân thủ các qui định của Luật Thương mại Mỹ về thủ tục xuất nhập khẩu, về nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ, cũng như các qui định khắt khe về thời gian giao hàng, đặc biệt đối với hàng may mặc- một loại hàng có tính thời vụ cao. Sản phẩm của công

khắt khe, phải phát huy được ưu thế về giá, thời hạn giao hàng và uy tín về chất lượng để cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác vào thị trường Mỹ. Đây vừa là khó khăn nhưng cũng là động lực để công ty nâng cao hiệu quả gia công cũng như từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình.

Bảng 9: Mặt hàng xuất khẩu vào Nhật Bản

Đơn vị: chiếc

Mặt hàng chủ yếu 2006 2007 2008 2009 2010

Áo Jacket các loại 59.971 64.775 66.905 70.765 74.935

Quần âu 34.973 35.804 36.030 36.971 38.025

Áo sơ mi 41.830 42.724 43.461 44.060 44.746

Quần áo khác 9.247 11.086 11.826 12.562 13.045

Tổng cộng 146.021 152.829 158.222 164.358 170751

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty 20

Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển cao, là thị trường may mặc đứng thứ ba trên thế giới, lại không hạn chế hạn ngạch, dân số đông và mức thu nhập bình quân cao trên 37.000 USD/người/năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 20 tỷ USD hàng dệt may, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng rất nhanh, năm 1995 là năm đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1996, Việt Nam vươn lên hàng thứ 8 và năm 1997 đã trở thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất. Trong khi hàng dệt may sang Nhật của hầu hết các nước năm 1997 giảm mạnh thì xuất khẩu của Việt Nam đã tăng cả về kim ngạch và thị phần.

Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, một khách hàng quen thuộc và có mối quan hệ gần gũi với Công ty. Hơn nữa, đây cũng là thị trường có sức tiêu thụ sản phẩm khá mạnh

Mặt hàng xuất khẩu sang Nhật của Công ty cũng hết sức phong phú. Công ty có năng lực trong việc sản xuất các loại áo Jacket và được khách

khối lượng các mặt hàng xuất sang Nhật Bản. Ta có thể thấy mặt hàng này năm 2009 tăng gần 5.77% so với năm 2008 và ngày càng có xu hướng tăng lên, năm 2010 tăng gần 6% so với năm 2009. Do tình hình kinh tế năm 2009 -2010 gặp nhiều khó khăn, cùng với sự bất ổn về tỷ giá nên tốc độ tăng không cao như những năm trước đóTrong thời gian tới, Công ty cần có các biện pháp giữ chân cũng như mở rộng thị trường đầy hứa hẹn này.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 42 - 52)