Nâng cao hiệu quả gia côngxuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 79 - 82)

II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

3.3.6. Nâng cao hiệu quả gia côngxuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp

chuyển sang xuất khẩu trực tiếp

Một trong những khó khăn hiện nay đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng như công ty 20 nói riêng thì công tác tổ chức hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh còn chưa tốt, hầu hết chỉ báo cáo tính toán rất hình thức. Vì vậy, không phản ánh đúng thực trạng hiệu quả kinh doanh cả mình, vì vậy ở đây xin đề xuất như sau:

- Công ty cần chuẩn bị bảng báo cáo tài chính của mình như Bảng tổng kết tài sản, bảng thông báo lỗ lãi, bảng kết toán sản xuất để làm các dữ liệu đầu vào cho việc phân tích. Nếu dừng ở việc phân tích hiệu quả hoạt động của từng năm thì có thể dùng báo cáo hàng năm để phân tích. Trong tính toán các

nghiệp cần dùng giá trị gia tăng làm chỉ tiêu chính. Giá trị gia tăng phản ánh được những giá trị doanh nghiệp tạo ra.

- Tính toán các chỉ tiêu: dựa vào các dữ liệu trên, để chuẩn bị tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần tính các số liệu trung gian: các chỉ tiêu tổng đầu ra, nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng, tổng đầu vào, tổng chi phí sản xuất và các số liệu có liên quan khác. Cách tính các chỉ tiêu này có thể sử dụng phương pháp cộng các yếu tố cấu thành nên các chỉ tiêu đó.

- Phân tích: đây là bước quan trọng nhất trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc phân tích hiệu quả sẽ bộc lộ những thay đổi, những xu hướng tăng, giảm, phát triển hoặc suy thoái, mức độ doanh nghiệp đạt được so với tiêu chuẩn ngành hoặc so với các doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế. Khi phân tích có thể dựa trên ý nghĩa, mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu để thấy được xu hướng, hoặc xem xét mối liên hệ giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác để có thể nhìn nhận được thực sự vấn đề đã tác động đến sự tăng giảm của hiệu quả kinh doanh.

Để phân tích tốt nhất cần nắm vững những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá, truyên thống, tập quán, thói quen của từng khu vực thị trường cụ thể và làm tốt công tác phân đoạn thị trường, tìm hiểu đặc điểm tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm đối với mỗi đoạn thị trường. Tìm hiểu quy mô, cơ cấu cũng như xu hướng phát triển của thị trường, môi trường pháp luật và các quy định nhập khẩu về thương mại hàng dệt may nhằm trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, thực hiện các giao dịch và xuất khẩu sản phẩm.

Cần khẳng định rằng, trong vài năm tới, Việt Nam cũng như công ty 20 vẫn gia công hàng may xuất khẩu là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do

kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế… và đặc biệt là phối hợp các công đoạn này để cho ra đời một sản phẩm có sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém thì gia công vẫn là hình thức cần thiết và hiệu quả.

Trong xu thế hội nhập để phát triển, công tác tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường luôn là vấn đề được quan tâm của Công ty. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tiến trình toàn cầu hoá nhanh chóng kéo theo sự thay đổi của hệ thống quản lý chuỗi cung cấp với xu hướng cắt giảm các công đoạn trung gian từ nhà sản xuất đến khách hàng. Các nhà nhập khẩu và phân phối đều có xu hướng giao dịch trực tiếp đặt hàng với các nhà sản xuất cuối cùng theo phương thức mua đứt bán đoạn. Khác với hình thức gia công có mẫu mã thiết kế và nguồn nguyên phụ liệu do khách hàng chỉ định. Hình thức kinh doanh trực tiếp cho phép doanh nghiệp chủ động chào hàng, chủ động tìm kiếm nguồn đầu vào và do đó, giảm bớt khâu trung gian cho khách hàng và doanh nghiệp thu được hiệu quả sản xuất cao hơn. Tuy nhiên để có thể thành công theo phương thức kinh doanh này - trong môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin- không chỉ có sản phẩm tốt mà còn đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên gia bán hàng am hiểu kỹ thuật, nắm được nguồn nguyên liệu, thủ tục xuất nhập khẩu và có khả năng đàm phán, ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Công ty cần có đội ngũ có khả năng tổ chức và giao hàng đúng tiến độ. Do đó năng lực marketing của Công ty phải được tăng cường mạnh mẽ để có thể thích ứng được với những yêu cầu mới của thị trường, trong đó phải kể đến là: Đội ngũ bán hàng, hệ thống phân phối và thương mại điện tử. Đội ngũ bán hàng trong xuất khẩu cần có trình độ ngoại ngữ tốt, có khả năng chào hàng trực tiếp và hiểu biết về văn hoá các nước, cũng như phong cách, tập

tình hình và đưa ra quyết định nhanh chóng đối với các tình huống đặt ra trong kinh doanh. Đồng thời có sự phối hợp với quản lý cấp cao để có những quyết định dứt khoát, rõ ràng và chính xác cũng như phải biết duy trì quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với khách hàng.

Gia công là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt- giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn…Đồng thời, thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích luỹ đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất đêr chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w