II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC
3.4.1.Quy hoạch, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu
Nguyên phụ liệu là đầu vào của quá trình sản xuất. Thiếu một nguồn cung cấp nguyên, phụ liệu ổn định, sản xuất không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh một điểm là, ngành dệt may nói chung và công ty X20 nói riêng là ngành được định định hướng phát triển là hướng mạnh về xuất khẩu, mà trong đó khả năng xuất khẩu thường bị chi phối rất mạnh bởi
được hưởng nhiều ưu đãi xuất khẩu hơn về thuế nhập khẩu, quota…). Thời gian vừa qua do nhiều nguyên nhân khác nhau như do hạn chế về kỹ thuật, về vốn nhưng chủ yếu là do tổ chức sản xuất kém, nên việc phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã tốn nhiều công sức, nhưng những năm gần đây, công tác này có được quan tâm hơm, nhưng vẫn thiếu một chiến lược phát triển toàn diện, đồng bộ giữa các ngành, các Bộ. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng một quy hoạch phát triển nguyên liệu cho nhiều loại xơ, sợi khác nhau và sản xuất một số phụ liệu quan trọng, tiến tới có thể tự túc đuọc cơ bản các loại nguyên, phụ liệu chính phục vụ sản xuất. Cụ thể:
- Đối với cây trồng: để phục vụ sản xuất chúng ta hằng năm vẫn phải bỏ ra một lượng ngoại tế hơn 100.000 USD để nhập khẩu khoảng 80 tấn bốn xơ, chưa kể số tiền bỏ ra để nhập khẩu các loại sợi. Do nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng bông không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu sử dụng bông trong nước sẽ chủ động được nguyên liệu, vừa tiết kiệm được ngoại tệ mạnh và cân bằng được kim nghạch xuất khẩu. Ngoài ra còn khai thác được tiềm năng đất đai và lao động ở nhiều vùng trong cả nước. Muốn vậy phải đưa việc phát triển cây bông thành một trong những chương trình trọng điểm quốc gia, có các chính sách đặc biệt ưu đãi về vốn, tín dụng, khoa học kỹ thuật…
- Đối với tơ tằm: trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta. Cả nước có khoảng 30 tỉnh, thành phố có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Các sản phẩm dệt từ tơ tằm do trong nước sản xuất còn ít, chất lượng thấp. Hiện nay, mới chỉ khai thác nguồn nguyên liệu quý này dưới dạng xuất khẩu nguyên liệu là chính nên hiệu quả còn thấp. Trong tương lai để đạt hiệu quả kinh tế cao vần có thiết bị và công nghệ để chế biến được
nghệ chế biến phế liệu tơ để kéo sợi spunsilk, đây là loại nguyên liệu có giá trị xuất khẩu không thua kém nhiều so với tơ nõn.
- Đối với xơ sợi tổng hợp và các loại hoá chất, thuốc nhuộm: lượng xơ, sợi tổng hợp hiện tại vẫn phải nhập khẩu gần như hoàn toàn, hằng năm khoảng vài chục nghìn tấn với lượng ngoại tệ khoảng 50 triệu USD. Với kết cấu sử dụng nguyên liệu cho năm 2010 là nguyên liệu sợi pha chiếm 30% và sợi tổng hợp chiếm 30% thì nhu cầu các loại xơ, sợi tổng hợp sử dụng sẽ lên tới 10 vạn tấn. Hiện nay giá xơ sợi tổng hợp trên thị trường khu vực xuống khá thấp nên các cơ sở sản xuất xơ, sợi trong nước hoạt động không hiệu quả. Ngoài ra, các loại hoá chất, thuốc nhuộm chính ta vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn.
- Đối với các phụ liệu: việc tổ chức sản xuất các loại phụ liệu, do chưa có kinh nghiệm lại không có một quy hoạch tổng thể nên những công trình đã đầu tư trong thời gian vừa rồi chủ yếu đều xuất phát từ định hướng riêng lẻ của từng doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ hơn, không để tình trạng đầu tư tự phát để rồi đẫn đến dư thừa năng lực trong các lĩnh vực sản xuất dệt may. Trước mắt, nên tập trung vào các loại có nhu cầu sử dụng lớn như các loại khuy, móc, các loại khoá kéo, nhãn mác,… Đây không phải là lĩnh vực khó về công nghệ mà chủ yếu là vốn. Nếu như một doanh nghiệp đứng ra làm thì có thể khó khăn nhưng nếu có sự hỗ trợ của ngành hoặc liên kết nhiều doanh nghiệp thì những bất cập sẽ được giải quyết.
Quy hoạch đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu ngoài việc có thể chủ động được trong sản xuất, làm tăng giá trị sản xuất trong nước của các sản phẩm dệt may và đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu để được hưởng những ưu đãi về tiêu chuẩn xuất xứ khi thâm nhập vào một số thị trường lớn như EU, Mỹ. Đồng thời giải pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo công ăn việc
doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước cho sản xuất hàng xuất khẩu.