So sánh tốc độ tăng của chỉ tiêu mức sinh lời của 1 lao động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 58 - 63)

II VỐN VÀ TÀI SẢN (ĐỒNG)

e. So sánh tốc độ tăng của chỉ tiêu mức sinh lời của 1 lao động

Chỉ tiêu Chênh lệch năm 2008/2007 Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận GCXK 2650 68.55 1465 22.48 1716 21.50

Số lao động 71 5.3 70 5.01 34 2.32

Mức sinh lời

(triệu đồng) 1.750 59.97 0.776 16.63 1.021 18.75

Tốc độ tăng mức sinh lời của một lao động năm 2008 so với năm 2007 là 40,03% tức là mức sinh lời của một lao động năm 2008 tăng so với 2007 là 59,97% tương ứng với tăng 1.750 triệu đồng và mức sinh lời của một lao

đồng và tốc độ tăng mức sinh lời của một lao động năm 2010 so với năm 2009 là 91,25% tức là mức sinh lời của một lao động năm 2010 tăng so với năm 2009 là 18,75% tương ứng tăng 1.012 triệu đồng. Như vậy qua phân tích thấy rằng Công ty đã sử dụng lực lượng lao động đã có hiệu quả nhưng thực sự chưa cao và chưa đồng đều qua các năm.

2.4. NHẬN XÉT RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU2.4.1. Ưu điểm 2.4.1. Ưu điểm

Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm tăng liên tục, kết quả năm sau cao hơn năm trước, các mục tiêu đề ra đã hoàn thành một cách xuất sắc nên doanh thu tăng đều qua các năm.

Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ của công ty có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm xuất khẩu. Vốn đầu tư cho sản xuất lại ít, nên công ty đã tiết kiệm được 1 khoản tương đối lớn để đầu tư cho nhân lực, thiết bị công nghệ.

Ngoài ra công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho một số đông người lao động (tỷ lệ công nhân may trong công ty chiếm 90% của cả nhân viên trong công ty). Bên cạnh đó việc mở thêm xí nghiệp dệt của Công ty tại thành phố Nam Định, sau 6 năm đã thu hút được 1000 công nhân, góp phần giảm đi áp lực của tình trạng công nhân thiếu việc làm tại Nam Định do các xí nghiệp dệt ở địa phương gặp khó khăn.

Công ty đã coi trọng thiết kế các mẫu thời trang phù hợp thị hiếu của khách hàng theo từng mùa, tích cực tìm kiếm khách hàng trên nhiều kênh tiêu thụ khác nhau. Hoạt động quan hệ đối ngoại theo đúng quy định của cấp trên đối với khách hàng nước ngoài làm việc tại công ty.

Tiếp tục giữ vững các khách hàng truyền thống, đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường nội điạ, tìm kiếm các đơn hàng kinh tế đảm bảo kịp thời nguồn

và ký hợp đồng với 2 khách hàng mới, đặc biệt đối với các đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tập trung vào các sản phẩm jacket, quần âu, áo sơ mi…Tăng cường khả năng xuất khẩu tại chỗ đối với một số sản phẩm của ngành may và dệt (sử dụng cho hàng FOB).

Công ty đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu- nhãn hiệu sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng và tại các cửa hàng, đại lý. Khai thác hiệu quả nguồn thông tin về khách hàng và sản phẩm trên internet.Nâng cao hiệu quả công tác khai thác vật tư để chuyển dịch từ gia công sang hình thức mua bán FOB. Hoàn thiện nâng cao năng lực của cán bộ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt kỹ năng đàm phán trong kinh doanh áp dụng việc mở tờ khai hải quan điện tử trong năm 2006.

Trong điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành may thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp cho ngành may mặc của Việt Nam đưa ngay ra thị trường thế giới, mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước.

2.4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm của công ty thì tồn tại song song đó là những nhược điểm còn mắc phải trong những năm qua là:

- Tính bị động cao: Vì phần lớn toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc vào bên đặt gia công: Phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm… cho nên với những doanh nghiệp sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới.

- Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc cho phía Việt nam, sau một thời gian không có thị trường đặt

- Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, môi trường ô nhiễm.

- Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota phân bổ để đưa vào thị trường ưu đãi.

- Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các nhãn hiệu hàng hoá chưa đăng ký hoặc đăng ký giả vào Việt Nam.

- Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hoá trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất và kinh doanh nội địa.

- Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quả kinh doanh gia công thấp, thu nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.

2.4.3. Nguyên nhân:

Về khách quan:

Do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dệt may trong nước và khu vực ngày càng gay gắt, khu vực các thành phố lớn, nơi thuận tiện cho giao thông và làm thủ tục xuất nhập khẩu có nhiều lợi thế. Trong khi đó địa bàn quản lý của công ty rộng , các đầu mối ở xa năng lực chưa đủ mạnh đã ảnh hưởng tới việc bảo đảm việc làm và nâng cao thu nhập trong phạm vi toàn công ty.

Ngoài ra giá cả nhiều mặt hàng đầu vào như: xăng dầu, điện, nước, bông xơ, sợi, chi phí…tăng rất mạnh, trong khi giá bán các sản phẩm có mức độ tăng không tương xứng đã tác động trực tiếp làm ảnh hưởng hạn chế tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năng lực công tác của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một số ít cán bộ chủ trì tại các đơn vị thành viên chưa thực sự đề cao vai trò trách nhiệm và chú ý đến lợi ích tổng thể của công ty, nên hiệu quả phối hợp, giải quyết công việc còn hạn chế. Nhận thức về nhiệm vụ của các cơ quan , đơn vị có lúc chưa đầy đủ, nhất là trong những tình huống cần có sự phối hợp dẫn đến việc ỷ lại vào chỉ huy, né tránh và thiếu trách nhiệm.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIACÔNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 20

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu hàng dệt may tại công ty cổ phần x20 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w