PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC (COMPLEXON)
8.4. ỨNG DỤNG CỦA CHUẨN ĐỘ COMPLEXON
Chuẩn độ complexon được ứng dụng rộng rãi trong phân tích thể tích để định lượng cation kim loại, một số anion và hợp chất hữu cơ.
Định lượng ion kim loại
Các ion hóa trị dương 3 như Fe3+
, In3+, Bi3+ có thể được chuẩn độ bằng EDTA ở pH gần bằng 1 mà không bị hầu hết ion kim loại M2+cản trở như Ni2+
, Co2+, Zn2+, Cd2+, Fe2+,...
Mặt khác, có thể lựa chọn pH dung dịch thích hợp để định lượng một số ion khi có mặt của các ion khác. Ví dụ phức EDTA của Zn2+ hoặc Cd2+ bền vững hơn phức MgY, có thể chuẩn độ Zn2+
và Cd2+ khi có mặt của Mg2+ ở pH = 7 với chỉ thị ETOO bởi vì phức màu Mg2+
với ETOO không xuất hiện ở pH này.
Cuối cùng, trong chuẩn độ complexon, đôi khi người ta dùng chất “che” để khóa các ion cản trở. Ví dụ, khi cần chuẩn độ Mg2+
, Ca2+ trong dung dịch có nhiều ion kim loại nặng như Cu2+
, Co2+, Ni2+, Cd2+,... người ta thêm đủ muối KCN. Các ion này tạo phức bền cyanid không cản trở chuẩn độ Mg2+
, Ca2+ bằng EDTA.
Định lượng các anion
Người ta chuẩn độ gián tiếp bằng cách chọn một thuốc thử cation thích hợp để kết tủa anion. Ví dụ dùng ion Ba2+
để định lượng anion SO42-. Cho thừa Ba2+
Xác định lượng Ba2+
dư sau phản ứng kết tủa.
Hòa tan BaSO4 bằng EDTA dư. Xác định EDTA dư bằng Mg2+ hoặc Zn2+
từ đó tính ra hàm lượng SO42-.
Xác định độ cứng của nước
Độ cứng toàn phần của nước là tổng muối canxi và magie tan trong nước. Có thể xác định độ cứng toàn phần bằng complexon III với chỉ thị đen eriocromdenT.
Lấy mẫu nước cần định lượng, cho thêm chỉ thị đen eriocromdenT vào. Chỉ thị sẽ tạo phức màu đỏ vang với một phần Mg2+
trong mẫu. Khi cho EDTA vào, EDTA sẽ phản ứng với Ca2+
tự do, sau đó với Mg2+ tự do (vì phức CaY2-
bền hơn phức MgY2-), đến lân cận điểm tương đương EDTA sẽ phá phức của chỉ thị với Mg2+, giải phóng ra chỉ thị tự do có màu xanh.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP