PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA
9.3. CHUẨN ĐỘ HỖN HỢP
Xét cụ thể chuẩn độ hỗn hợp gồm các halogen Cl-
, Br-, I- bằng dung dịch Ag+, với các nồng độ bằng nhau và bằng 0,100M. Vấn đề đặt ra cho phép chuẩn độ này là có thể tiến hành chuẩn độ riêng từng halogen được không? 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 0 20 40 60 80 100 pAg Thể tích AgNO3, ml Ion Cl Ion I Ion Br
Từ các giá trị tích số tan TAgCl = 1,8.10-10
; TAgBr = 5,2.10-12; TAgI = 8,3.10-17.
So sánh 3 giá trị tích số tan: TAgCl TAgBr TAgI nên ban đầu mới cho dung dịch Ag+
vào hỗn hợp, kết tủa AgI sẽ xuất hiện trước rồi đến kết tủa AgBr và sau đó là AgCl. Điều kiện để tiến hành chuẩn độ riêng từng halogen là khi kết tủa thứ nhất hoàn toàn (tức là khi nồng độ của các kết tủa đó trong dung dịch cịn khoảng 10-5–10-6 M) thì kết tủa thứ hai hầu như chưa xuất hiện. Tương tự như vậy khi kết tủa thứ hai hồn tồn thì kết tủa thứ 3 mới xuất hiện.
Cụ thể: Khi kết tủa AgI hoàn toàn chấp nhận trong dung dịch [I- ] = 10-5 [Ag+
] = 8,3.10-17/10-5 = 8,3.10-12. Với nồng độ của Ag+
tại thời điểm này ta xét xem đã có kết tủa AgBr xuất hiện hay chưa.
Điều kiện để kết tủa AgBr xuất hiện khi: [Ag+
][Br-] > TAgBr Ta có: 8,2.10-12 10-1
= 10-12,08 TAgBr
Như vậy chấp nhận chưa xuất hiện kết tủa AgBr, tức là có thể tiến hành chuẩn độ riêng I-
ra khỏi hỗn hợp gồm Cl-, Br-, I-. Để chuẩn độ riêng Br-
ta cũng xét tương tự như vậy.
Điều kiện để kết tủa hoàn toàn AgBr tức là khi trong dung dịch [Br-] = 10-5 [Ag+
] = 10-12,08 / 10-5 = 10-7,28. Với [Ag+
] = 10-7,28 thì: [Ag+][Cl-] = 10-7,28.10-1 = 10-8,28 > TAgCl.
Điều này nói lên rằng khi kết tủa AgBr chưa hồn tồn thì kết tủa AgCl đã xuất hiện, như vậy không thể chuẩn độ riêng Br-
khỏi Cl- với điều kiện nồng độ của hai cấu tử này như đã cho ở trên là bằng 0,100 M.
Nhận xét:
- Có thể chuẩn độ riêng từng cấu tử trong hỗn hợp khi thỏa mãn điều kiện tích số tan của từng kết tủa phải hơn kém nhau ít nhất 104
lần với nồng độ các cấu tử bằng nhau và xấp xỉ bằng 0,1 M và đương nhiên chỉ thỏa mãn khi phép chuẩn độ đó là đối xứng.