n log [Idkh][Idox]
10.2. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXY HÓA KHỬ
Vậy khoảng đổi màu của chất chỉ thị oxy hóa khử là khoảng giá trị điện thế E mà trong khoảng đó khi E của dung dịch thay đổi thì màu của chất chỉ thị thay đổi (mắt ta có thể nhận thấy được).
Vì giá trị 0,059/n rất nhỏ nên khoảng đổi màu thực tế dao động rất gần với E0
của chất chỉ thị, cho nên thường người ta chỉ quan tâm đến giá trị E0
của chỉ thị.
Ví dụ: Chỉ thị diphenylamin là chất chỉ thị oxy hóa khử Indox + 2e ⇌ Indkh E0
= 0,76V
Tím không màu
- Khoảng đổi màu sẽ là: 0,76 0, 059
2 điều đó có nghĩa là khi E > 0,79 dung dịch có màu tím. Điều kiện để chọn chỉ thị oxy hóa khử cho phép chuẩn độ oxy hóa khử là:
- Khoảng thế chuyển màu của chỉ thị nằm trong bước nhảy thế. - Hoặc ít nhất một dạng màu của chỉ thị phải nằm trong bước nhảy thế.
Chất chỉ thị oxy hóa khử thường có nhược điểm là khi pH của dung dịch thay đổi, thì giá trị E thay đổi và chỉ thị sẽ đổi màu. Mặt khác, sự thay đổi màu ở một số chỉ thị xảy ra chậm và thường là tạo nên những hợp chất trung gian.
10.2. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ OXY HÓA KHỬ KHỬ
Trong phương pháp chuẩn độ acid base, thường có thể thay acid (hay base) mạnh này để định lượng một base (hay acid) khác. Nhưng trong chuẩn độ oxy hóa khử, vì điện thế của các cặp oxy hóa khử rất khác
nhau, mỗi cặp khi phản ứng lại đòi hỏi một điều kiện nhất định. Do vậy, khơng thể thay thế tùy tiện chất oxy hóa (hoặc chất khử) này bằng một chất oxy hóa khác tương đương về mặt điện thế oxy hóa khử.
Mặc dù các phản ứng oxy hóa khử là rất phong phú nhưng do những yêu cầu nghiêm ngặt của các phản ứng dùng trong phương pháp phân tích thể tích, nên trong phương pháp định lượng oxy hóa khử chỉ dùng hạn chế một số thuốc thử. Căn cứ vào thuốc thử đã dùng mà người ta phân loại thành các phương pháp cụ thể với tên gọi theo thuốc thử đó. Thơng thường có các phương pháp sau: phương pháp pemanganate, phương pháp dicromate, phương pháp iod, phương pháp brommate, phương pháp brom, phương pháp đo đồng, phương pháp nitrit.