1.3 Dịch vụ di động và phát triển dịch vụ di động của doanh nghiệp viễn thông
1.3.1 Quan điểm về phát triển dịch vụ di động
* Khái niệm “phát triển”
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được các nhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đã vượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn. Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội.
17
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại
trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,…nguồn gốc của
phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:
– Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
– Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
– Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn nhân tố bên ngồi có vai trị quan trọng.
Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phát triển kinh tế, nhưng một cách chung nhất “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình mà theo đó các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịchvụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất giúp cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, dù muốn hay không muốn, tất cả các nước dù nghèo hay giàu đều phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và những vấn đề này lại luôn liên quan chặt chẽ đến các nỗ lực nhằm xố đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống.
Việc sử dụng khái niệm “phát triển” thay thế “tăng trưởng kinh tế” từ lâu đã là bằng chứng cho sự hạn chế của việc sử dụng các thông số đo lường như GDP để đánh giá sự phồn vinh của quốc gia. Thực tiễn phát triển ngày nay cho thấy, khái niệm “phát triển” liên quan nhiều đến những vấn đề rộng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thành tựu giáo dục, tình trạng dinh dưỡng, giá trị những quyền tự do cơ bản và đời sống tinh thần… Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các
18
trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, nhiều nỗ lực phát triển trong lịch sử chỉ mang lại lợi íchtrước mắt.
* Phát triển dịch vụ di động
- Phát triển dịch vụ được hiểu là sự tăng trưởng về lượng và sự tăng trưởng về chất các loại hình dịch vụ mà nhà cung cấp bán ra thị trường. Phát triển dịch vụ có thể nhìn từ nhiều phía khác nhau: Có thể phát triển dịch vụ nhìn từ phía nhà cung cấp dịch vụ (doanh nghiệp), cũng có thể hiểu phát triển dịch vụ nhìn từ phía thị trường (khách hàng dịch vụ) và nhìn từ phía nền kinh tế.
- Phát triển dịch vụ di động: Là sự tăng trưởng về lượng và tăng trưởng về chất các dịch vụ di động mà đơn vị cung cấp dịch vụ di động đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng và người sử dụng