Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ di động vinaphone trên địa bàn tỉnh bắc giang 319671 (Trang 38 - 40)

1.4 Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển dịch vụ di động của doanh nghiệp

1.4.1 Nhân tố khách quan

(1). Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin, thị trường thông tin di động trở nên vô cùng sôi động. Sự ra đời của những ứng dụng từ công nghệ phần mềm, phần cứng, những ứng dụng từ internet và máy vi tính đã giúp cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành kinh doanh dịch vụ di động ngày

càng đổi mới và đa dạng hơn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế

cho dịch vụ di động bắt đầu bùng nổ nhờ sự tiến bộ trong ứng dụng khoa học cơng nghệ như: các dịch vụ trị chuyện qua Internet miễn phí với Facebook, Zalo, Viber, Skype..., và đặc biệt là sự gia tăng ứng dụng của email, một hình thức liên

lạc khơng thể thiếu trong thời đại cơng nghệ và số hố như hiện nay. Việc xuất

hiện các sản phẩm thay thế và các ứng dụng đa dạng, tiện ích, giá rẻ đã khiến cho

cơng cuộc kinh doanh dịch vụ di động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động trên địa bàn gặp nhiều thách thức nhưng cũng là động lực để các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ di độngphát triển.

(2). Mức sống, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thay đổi

Mức sống của người dân Việt Nam nhìn chung ngày càng được nâng cao, điều đó kéo theo sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu của một bộ phận dân chúng về các sản phẩm dịch vụ di động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh

doanh dịch vụ di độngnói chung. Sự gia tăng về thu nhập và mức sống bình quân của khách hàng sẽ giúp xóa bỏ rào cản sử dụng dịch vụ do cước phívà là cơ hội tốt để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới và có nhiều chính sách thích nghi với khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh

nghiệp nào chậm đổi mới và thích ứng sẽ mất dần thị phần và khách hàng cho

doanh nghiệp khác nhanh hơn.

(3). Sự phân cơng và chun mơn hóa trong lĩnh vực dịch vụ

Chun mơn hố và đa dạng hố trong sản xuất kinh doanh là hai khái niệm được đề cập rất nhiều trong các chiến lược kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào thời điểm và bối cảnh cạnh tranh trong và ngoài ngành mà mỗi doanh nghiệp chọn lựa cho mình một chiến lược khác nhau. Dưới cách nhìn nhận và phân loại dịch vụ của dịchvụ di động, các doanh nghiệp kinh doanh dịch

27

vụ bắt đầu tập trung đầu tư cao vào phát triển kinh doanh 2 dịch vụ cơ bản là dịch vụ thoại và bản tin nhắn ngắn. Đây là hai dịch vụ mang lại gần 90% doanh thu cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động. Chính vì vậy, phần dịch vụ giá trị gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ nội dung đòi hỏi đầu tư công sức lớn, huy động sự sáng tạo không ngừng,... được đảm trách phát triển bởi các công ty cung cấp dịch vụ nội dung. Nhưng cũng chính xuất phát từ các đặc điểm kỹ thuật và hạ tầng mạng thông tin di động, mà một lần nữa, việc chun mơn hố này sẽ được thể hiện bởi sự kiện thành lập các công ty phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung nằm trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động.

(4). Gia tăng số lượng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế về

kinh doanh dịch vụ di động

Do thông tin di động là lĩnh vực cần có sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, mạng lưới nên đòi hỏi doanh nghiệp tham gia phải có tiềm lực tài chính lớn. Hơn nữa, đây là lĩnh vực chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên trong một thời gian dài lĩnh vực này chỉ do các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền khai thác. Năm 1993, Mobifone là mạng di động đầu tiên ra đời tại Việt Nam. Đến năm

1996, Vinaphone là nhà mạng thứ 2 xuất hiện tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian 10 năm, kể từ năm 1993, khi thông tin di động lần đầu tiên được khai thác tại Việt Nam đến năm 2003, lĩnh vực này do hai doanh nghiệp hoàn tồn do hai

doanh nghiệp là Cơng ty thông tin di động VMS (Mobifone) và Công ty viễn

thông Vinaphone của VNPT khai thác.

Phải đến tháng 7/2003, thị trường thông tin di động Việt Nam mới được chứng kiến sự ra đời doanh nghiệp thứ ba khai thác lĩnh vực này với thương hiệu mạng di động S-Fone. Hơn nữa đây là doanh nghiệp hoạt động theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính viễn

thơng Sài Gịn (SPT) và Cơng ty SLD (Hàn Quốc). Tuy nhiên, chỉ trong vịng 6 năm, từ năm 2003 đến cuối năm 2009, thị trường thông tin di động Việt Nam đã được bổ sung thêm 5 doanh nghiệp cùng tham gia khai thác.

Tính đến cuối năm 2009, thị trường thơng tin di động Việt Nam đã có sự góp mặt của 8 doanh nghiệp kinh doanh thuộc 2 thành phần kinh tế khác nhau, gồm:

Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: Công ty thông tin di động VMS với mạng di động MobiFone, Công ty viễn thông Vinaphone (trực thuộc Tập đồnbưu chính viễn thơng Việt Nam - VNPT) vớimạng di động Vinaphone, Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel): mạng di động Viettel Mobile, Công ty viễn thông điện lực (EVN Telecom): mạng di động EVN.

28 Các doanh nghiệp họat động theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thơng Sài gịn (SPT) với mạng di động SFone, Tổng công ty Viễn thơng Di động Tồn cầu (Gtel) và Tập đoàn VimpelCom (Nga) với mạng Beeline - thành lập ngày 8/7/2008, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) hợp tác với Hutchison Telecom (Hàn Quốc) cho ra đời mạng Vietnamobile - 8/4/2009.

Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển không hiệu quả, nhà mạng SFone gần như rút khỏi thị trường từ năm 2012 và đã chính thức ngưng hoạt động (về mặt pháp lý) năm 2016. Nhà mạng EVN Telecom cũng được sáp nhập vào Viettel năm 2012. Nhà mạng Beline, sau 3 năm kinh doanh thua lỗ, năm 2013 cũng đã rút khỏi liên doanh và ra khỏi thị trường Việt Nam từ . Đối tác Gtel

Mobile tiếp tục khai thác những cơ sở còn lại tại Việt Nam với thương hiệu

Gmobile. Như vậy hiện tại trên thị trường Việt Nam cịn 5 nhà mạng trong đó chủ yếu là 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và Vinaphone chiếm 95% thị phần mạng di động. Số còn lại được chia cho 2 nhà mạng Vietnammobile và

Gmobile.

(5). Sự can thiệp và điều tiết của Chính phủ đối với lĩnh vực thơng tin di động

Với một ngành kinh doanh non trẻ như thông tin di động, sự can thiệp và điều tiết của nhà nước là hết sức cần thiết để bảo đảm có một quy luật cạnh tranh bình đẳng và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự can thiệp của Chính phủ cũng mang lại một rào cản và gánh nặng cho doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp hoạt động dưới mơ hình doanh nghiệp nhà nước. Các quy trình,

quy định của chính phủ về việc đầu tư, tài chính vơ hình chung khiến các doanh

nghiệp mất tính linh động cần có trong một mơi trường kinh doanh cạnh tranh và nhạy bén. Tuy nhiên, việc thả nổi kinh doanh lĩnh vực thông tin di động cũng sẽ khiến cho thị trường có nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến cạnh tranh dẫn tới chất lượng dịch vụ khơng được kiểm sốt. Nhìn chung, sự can thiệp và điều tiết của chính phủ cũng chỉ hướn đến mục đích cuối cùng là giúp các doanh nghiệp dịch vụ di động trong nước hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ di động vinaphone trên địa bàn tỉnh bắc giang 319671 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)