Một số giải pháp phát triển dịch vụ di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ di động vinaphone trên địa bàn tỉnh bắc giang 319671 (Trang 102 - 107)

thời giam tới cho thấy được tỉnh Bắc Giang đang trên đà phát triển rất mạnh, nhu cầu về thông tin di động rất lớn, việc phát triển dịch vụ di động đến các địa phương vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều, thị trường còn nhiều triển vọng. Đây là cơ hội cho VNPT Bắc Giang mở rộng vùng phủ sóng, mở rộng thị trường, phát triển dịch vụ di động Vinaphone trong những năm tiếp theo.

3.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Bắc Giang

3.2.1 Xây dựng cở sở hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng chiếm lĩnh thị phần đến các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang

- Căn cứ để xây dựng giải pháp

Việc phân bổ các trạm phát sóng BTS của Vinaphone trên địa bàn các huyện của tỉnh Bắc Giang không đồng đều. Thành phố Bắc Giang và các huyện trung du nơi tập trung lượng dân cư đơng đúc, có nhiều khu công nghiệp, số trạm BTS được xây dựng nhiều. Các huyện miền núi như: Huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động là các huyện miền núi, có diện tích đồi núi nhiều, dân cư thưa thớt, được đầu tư xây dựng các trạm phát sóng BTS số lượng ít và thưa thớt. Huyện Yên Thế có 22 xã và 1 thị trấn, diện tích códiện tích trên 303 km2, trong

khi đó chỉ có 32 trạm phát sóng (năm 2017), năm 2018 tăng lên là 39 trạm, năm 2019 đầu tư hạ tầng trạm BTS lên đến 45 trạm. Trong khi đó huyện Lục Ngạn có diện tích 1.012 km², địa hình đồi núi phức tạp, dân cư thưa thớt, số trạm phát sóng BTS phân bổ rải rác, năm 2019 số trạm phát sóng trên địa bàn huyện Lục Ngạn chỉ có 35 trạm.

Qua phân tích thực trạng cho thấy số lượng các trạm phát sóng BTS ở địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cịn chưa phủ sóng hết, chưa tương xứng với tiềm năng của VNPT. So với Viettel thì các trạm phát sóng của VNPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cịn ít hơn, chưa phủ sóng được đến các xã , thôn bản vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang

- Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là tăng cường xây dựng cở sở hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng các trạm phát sóng BTS phù hợp nhằm phát triển thị trường thuê bao di động mới, giúp cho người dân vùng sâu vùng xa trên địa bàn các huyện

91

miền núi Sơn Động và Lục Ngạn có cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ di động, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Nội dung của giải pháp

Để thực hiện được giải pháp trên thì VNPT Bắc Giang cần tập trung vào những nội dung chính sau:

Để thực hiện tốt giải pháp phát triển thuê bao, mở rộng thị phần đến các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang thì VNPT Bắc Giang phải tập trung vào những nội dung sau:

+ Tăng cường đầu tư, mở rộng các trạm phát sóng BTS ở địa bàn các xã

vùng sâu, vùng xa của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Ngạn, huyện Sơn Động. Đối với các địa phương này thì VNPT Bắc Giang nên đầu tư các trạm phát sóng 2G, 3G để mở rộng vùng phủ sóng, xóa bỏ điểm đen, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc thiết yếu của người dân.

+ Mở rộng các đại lý phân phối sim thẻ đến tận nơi người tiêu dùng ở các địa phương, rộng khắp trên địa bàn tỉnh

+ Hỗ trợ các trường học, lớp học phương tiện học tập có sử dụng internet để giáo viên, học sinh ở những vùng khó khăn có thể tiếp cận được đến dịch vụ internet khơng dây bằng các gói cước data dung lượng lớn.

- Kết quả kỳ vọng của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này giúp cho VNPT Bắc Giang mở rộng thị phần, mạng phủ sóng đến rộng khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa phục vụ nhu cầu của các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và bà con dân bản, số lượng thuê bao thoạimới sẽ tăng mạnh trong những năm tới và người dân ở những xã miền núi có cơ hội tiếp cận thơng tin, văn hóa để phát triển kinh tế ở địa phương mình

Kinh phí đầu tư các trạm phát sóng BTS 2G, 3G thấp hơn rất nhiều so với trạm phát sóng BTS 4G, nhưng hiệu quả là đạt được tăng trưởng số lượng thuê bao di động Vinaphone như kỳ vọng của VNPT Bắc Giang đặt ra

Trong khi đó VNPT Bắc Giang sẽ tập trung kinh phí đầu tư, nâng cấp các

trạm BTS 3G lên 4G phục vụ nhu cầu truy cập data tốc độ cao đáp ứng nhu cầu khách hàng tại trung tâm thành phố, các khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

92

3.2.2 Tăng số lượng thuê bao và doanh thu

- Căn cứ để xây dựng giải pháp

Qua phân tích thực trạng phát triển dịch vụ di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ở chương 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng số thuê bao và tốc độ tăng doanh thu dịch vụ di động VNPT Bắc Giang giai đoạn 2017 – 2019 chưa

cao so với các tỉnh Bắc Ninh và Lạng Sơn, nguyên nhân chính là do VNPT Bắc Giang chưa triển khai nhiều gói cước mới phù hợp đến nhiều đối tượng khác

nhau: Khách hàng có nhu cầu dùng lưu lượng data lớn, tốc độ cao, triển khai các gói cước giành cho đối tượng học sinh sinh viên các trường chuyên nghiệp và khối doanh nghiệp ở các khu công nghiệp nơi tập trung số lượng lớn công

nhân… để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

- Mục tiêu của giải pháp

Xu thế tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ di động sẽ tập trung từ doanh thu data mang lại, bằng cách ban hành nhiều loại gói cước phù hợp nhu cầu sử dụng data của nhiều đối tượng khách hàng. Ban hành gói cước MAX, MAX100, MAX200, BIG70, BIG90, BIG120..., các gói GAME dung lượng lớn.

Mục tiêu chính của giải pháp tăng số lượng thuê bao và doanh thu từ dịch vụ di động Vinaphone trên địa bàn tỉnh là phát triển được thuê bao di động mới và tăng doanh thu từ chính những th bao di động hiện có bằng việc tăng cơ cấu doanh thu dịch vụ di động từ dịch vụ thoại và tin nhắn, tăng doanh thu từ data. Trong khi đó, xu hướng chung trên tồn cầu và sự phát triển của công nghệ cho thấy, các dịch vụ thoại và tin nhắn ngày càng giảm để nhường chỗ cho nguồn thu từ dịch vụ data.

- Nội dung của giải pháp

Để phát triển kênh phân phối, VNPT Bắc Giang cần đa dạng hoá và phát triển kênh phân phối theo cả hai hình thức kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và tập trung các giải pháp sau:

+ Nâng cao hình ảnh các điểm giao dịch, các đại lý, điểm bán lẻ của VNPT Bắc Giang, hoàn thiện trưng bày tại các điểm, cung cấp đủ các poster và thống nhất vị trí trưng bày.

+ Chuyển vị trí hoạt động của một số điểm giao dịch nếu hoạt động khơng hiệu quả do vị trí khơng tốt sang vị trí tốt hơn.

+ Tăng số lượng cộng tác viên bán hàng cho dịch vụ trả trước.

+ Liên kết với Bưu điện tỉnh Bắc Giang để mở rộng mạng lưới phân phối đặc biệt là tại các điểm Bưu cục 3 và điểm Bưu điện văn hóa xã.

93 + Rà sốt lại hệ thống đại lý, điểm bán hàng xã phường, bố trí lại và mở rộng thêm nhằm mục đích mỗi thơn xóm, tổ dân phố có tối thiểu 1 điểm bán hàng dịch vụ Vinaphone.

+ Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác để tận dụng được các cơ hội marketing, đưa sản phẩm phục vụ rộng rãi đến khách hàng như hợp tác với các siêu thị điệnmáy, các cửa hàng thiết bị tin học…

+ Tìm kiếm các phân khúc thị trường mới để mở rộng thị phần và phát triển thuê bao dựa trên các kết quả phân tích và điều tra thị trường về dân số học để tìm hiểu về độ tuổi, thu nhập, trình độ, thói quen sử dụng điện thoại di động (để liên lạc bạn bè hay để liên hệ công việc?), các yêu cầu về dịch vụ, sở thích sử dụng máy đầu cuối loại nào. Qua kết quả điều tra, nắm bắt được thơng tin về nhóm khách hàng mới, tìm hiểu được mức độ nhạy cảm về giá của khách hàng, yêu cầu về sự tiện lợi của dịch vụ, sở thích về văn hố giải trí, thói quen tiêu dùng...Từ đó sẽ thiết kế được các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu của phân khúc thị trường mới này.

Để tìm kiếm phân khúc thị trường mới cho việc phát triển thuê bao và mở rộng thị phần, VNPT Bắc Giang cần tập trung chú ý tới các đối tượng khách

hàng sau:

+ Khối khách hàng doanh nghiệp: cần tập trung ưu tiên hàng đầu cho các Tập đoàn đến các cơ quan nhà nước. Sau đó là tập trung quan tâm đến khối doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Khối khách hàng cá nhân: cần thiết kế sản phẩm cho phù hợp với phân khúc khách hàng quan trọng nhất là khách hàng thanh niên – học sinh – sinh viên

song song với nhóm khách hàng là chuyên viên công chức công sở, giáo viên...Thứ tự ưu tiên tiếp theo cho các phân khúc thị trường là đối tượng công nhân, dân lao động nông thôn và cuối cùng là khách du lịch.

- Kết quả kỳ vọng của giải pháp

+ Đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khách nhau về mục đích sử dụng

+ Phát triển thêm dịch vụ trên thuê bao di động hiện hữu và phát triển thuê bao mới sẽ tăng trưởng rất mạnh, như kỳ vọng đặt ra của VNPT Bắc Giang, qua đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Khi VNPT Bắc Giang thực hiện tốt giải pháp tăng số lượng thuê bao và

doanh thu thì VNPT Bắc Giang sẽ tối ưu hố các kênh phân phối, địa bàn, mở rộng phạm vi bao phủ thị trường, tối ưu hố vị trí của đại lý, cửa hàng, điểm bán lẻ để phục vụ việc bán hàng và phát triển kinh doanh của chi nhánh.

94

3.2.3 Tăng cường đầu tư công nghệ mới, giảm tỷ lệ nghẽn mạng, nghẽn mạch

- Căn cứ để xây dựng giải pháp

Qua phân tích thực trạng ở chương 2 cho ta được kết quả về tỷ lệ nghẽn mạng, nghẽn mạch vẫn còn ở mức 1,3%, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng các dịch vụ data ngày càng lớn, công nghệ truyền tải dữ liệu của VNPT Bắc Giang vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ di động. Chính vì điều đó VNPT Bắc Giang phải nghiên cứu triển khai xây dựng giải pháp về tăng cường đầu tư công nghệ mới, điều này sẽ làm giảm tỷ lệ nghẽn mạng, nghẽn mạch.

Xu thế khách hàng có nhu cầu sử dụng data tốc độ cao ngày càng lớn, đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, trung tâm thành phố, những nơi mật độ dân cư đông đúc.

Trong bối cảnh các mạng di động có cho phép chuyển mạng giữ nguyên số, Viphaphone cần phải tập trung đầu tư cơng nghệ mới 4G, 5G mang tính vượt trội về tốc độ truyền tải dữ liệu.

- Mục tiêu của giải pháp

Thu hút khách hàng đang sử dụng dịch vụ di động của các nhà mạng khác chuyển sang sử dụng dịch vụ di động Vinaphone, chiếm lĩnh thị phần, tăng trưởng số lượng thuê bao di động Vinaphone.

Mở rộng băng thông sẽ làm giảm thiểu tối đa độ nghẽn mạng, nghẽn mạch, giúp cho việc kết nối cuộc gọi, kết nối dữ liệu không bị gián đoạn.

Các dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với công nghệ, khi cơng nghệ càng tiên tiến, càng hiện đại thì dịch vụ cung cấp ra càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Khi đó các doanh nghiệp viễn thơng mới giữ chân được các khách hàng của mình. Đến cuối năm 2019, cả ba nhà mạng viễn thông lớn của Việt Nam là Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và MobiFone, Viettel đều thực hiện lắp đặt và thử nghiệm hạ tầng 5G tại ba thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng,đạt tốc độ data lên tới hơn 2 Gbps và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện mạng lưới để phát sóng chính thức mạng 5G. VNPT Bắc Giang theo lộ trình đã chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực cho việc nâng cấp lên 5G

- Nội dung của giải pháp

Để thực hiện được tốt giải pháp tăng cường đầu tư công nghệ mới, giảm tỷ lệ nghẽn mạng, nghẽn mạch này thì VNPT Bắc Giang phải thực hiện tốt các nội

95

+ Chủ động bố trí nguồn vốn đối ứng và đề xuất tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam hỗ trợ nguồn kinh phí để đầu tư cơng nghệ mới, đầu tư hạ tầng mới để chuẩn bị cho mơ hình dịch vụ và ứng dụng mới của mạng 5G đi vào hoạt động.

+ Chủ động nguồn lực con người có kỹ thuật, được đào tạo và chuyển giao cơng nghệ mới, bởi lẽ có cơng nghệ mới nhưng phải có nguồn lực là con người có trình độ tiếp cận và vận hành được tốt các cơng nghệ tiên tiến đó

+ Một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của ngành viễn thông là đi trước đối thủ cạnh tranh, khi mạng 5G được đưa vào khai thác thì đây sẽ là một lợi thế vượt bậc của VNPT Bắc Giang. Công nghệ kết nối thế hệ mới 5G chính là chìa khóa mở ra các cơ hội mới, tạo ra các mơ hình vận hành kinh doanh mới có

khả năng làm thay đổi nền kinh tế, giúp doanh nghiệp kinh doanh viễn thông bứt phá trở thành một nước lớn mạnh về mặt phát triển công nghệ.

- Kết quả kỳ vọng của giải pháp

Khi VNPT Bắc Giang thực hiện tốt giải pháp cường đầu tư cơng nghệ mới thì việc giảm mạnh được tỷ lệ nghẽn mạng, nghẽn mạch. Khi triển khai thành công ứng dụng dịch vụ 5G trên nền tảng dịch vụ di động thì các tính năng này cũng giúp nhanh chóng thương mại hóa các mơ hình dịch vụ và ứng dụng mới của mạng 5G, bao gồm các ứng dụng cho thành phố thông minh, công nghiệp 4.0, các ứng dụng của Internet vạn vật (IoT) với quy mô to lớn... Nhờ vậy, các nhà khai thác viễn thơng có khả năng gia tăng doanh thu từ cả người tiêu dùng lẻ, lẫn khách hàng doanh nghiệp”, ông Naveen Menon, Chủ tịch Tập đoàn Cisco

khu vực ASEAN đánh giá.

Ơng Sudeepto Roy, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Qualcomm nhận định: “5G là công nghệ kết nối bắt buộc để hỗ trợ phát triển cho các ngành công nghiệp cho tương lai. Việt Nam đang phát triển kết cấu hạ tầng mạnh mẽ, Chính

phủ đề ra các mục tiêu phát triển thành phố thông minh..., nên sẽ cần đến kết nối 5G như một công nghệ then chốt”.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ di động vinaphone trên địa bàn tỉnh bắc giang 319671 (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)