Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 97 - 101)

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở tổng công ty

3.2.6. Các giải pháp khác

* Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm

Trong những năm gần đây, do những biến đổi kinh tế trong nước và thế giới, Công ty luôn phải chịu ảnh hưởng từ áp lực của việc tăng giá các loại hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, làm tăng giá vốn hàng bán của hàng hóa và giá thành sản xuất của thành phẩm. Mặt khác, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty cũng không dễ dàng tăng giá bán sản phẩm, gây cản trở cho kế hoạch tăng lợi nhuận của Công ty. Do vậy mà

hiện nay, cơng tác quản lý chi phí, nhất là chi phí nguyên vật liệu và chi phí bán hàng càng trở nên cần thiết hơn. Quản lý chi phí hiệu quả sẽ giúp Cơng ty gia tăng được lợi nhuận, đem lại hiệu suất sinh lời cao cho đồng VLĐ; ngồi ra do việc tiết kiệm chi phí đầu vào, nên với khối lượng sản xuất như cũ, nhu cầu VLĐ sẽ được giảm bớt, Cơng ty có thêm vốn tích lũy để mở rộng sản xuất. Một số biện pháp quản lý chi phí mà Cơng ty có thể xem xét đến:

Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm sốt q trình sản xuất ở các công đoạn trên cơ sở định mức hao phí để đảm bảo sản xuất với hiệu suất tốt nhất. Kiểm tra chặt chẽ quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu đảm bảo đúng số lượng, chất lượng vật tư đưa vào sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất lượng tồn kho hỏng, đồng thời có kế hoạch sản xuất hợp lý để tiết kiệm chi phí lưu kho, bảo quản nguyên vật liệu.

Việc đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên vật liệu, năng suất cao nên vật tư khơng bị tồn kho q lâu. Ngồi ra Cơng ty cũng cần có biện pháp nâng cao trình độ tổ chức sản xuất và lao động; kiểm sốt việc chấp hành thực hiện quy trình cơng nghệ tại các đơn vị hợp tác sản xuất, nghiêm khắc xử lý đối với các đơn vị gây tổn thất, lãng phí vật tư, quản lý kém hiệu quả.

* Tìm kiếm mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ

Quá trình tiêu thụ là một khâu quan trọng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể thu được tiền hàng, là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải được các chi phí và giành được phần lợi nhuận. Thực hiện tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, góp phần tăng doanh thu, tăng vịng quay VLĐ.Để thực hiện được u cầu đó, Cơng ty cần có những giải pháp sau:

Công ty cần tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing hiệu quả trên cơ sở tăng cường đội ngũ marketing chuyên nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược phát triển kinh doanh một cách toàn diện.

Mở rộng, phát triển thị trường bằng cách xây dựng các hệ thống bán hàng, chi nhánh, đại lý tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.Vì vậy, xây dựng và hồn thiện hệ thống kênh phân phối là việc Công ty nên sớm triển khai. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường các chính sách sau bán hàng như khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới tới người tiêu dùng.

Xây dựng chính sách giá cả phù hợp nhằm vừa đảm bảo lợi nhuận kinh doanh của Cơng ty, vừa kích thích người tiêu dùng trên cơ sở giá cả và chất lượng phù hợp.

* Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Nhân tố con người được xem là một nhân tố vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong bất cứ môi trường nào. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thì mọi thành cơng hay thất bại phần lớn đều do con người đem lại. Trong điều kiện canh tranh gay gắt của cơ chế thị trường ngày nay, người ta khơng chỉ cần có vốn, cơng nghệ là quan trọng hơn cả là phải có những con người sáng tạo dám nghĩ dám làm.

Thực tế trong nhiều năm qua cũng giống như các doanh nghiệp khác, tổng công ty vẫn chưa khai thác hết được sức sáng tạo, trí tuệ của cán bộ công nhân viên trong tổng công ty, chưa phát huy hết tiềm năng trong mỗi cá nhân. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có những biện pháp khắc phục. Để huy động được sức mạnh của nhân tố con người, tạo nên một khối thống nhất thật sự vững mạnh, tạo nên sự lành mạnh của văn hoá doanh nghiệp theo em trong

- Thường xuyên đánh giá tổng kết về cơ cấu tổ chức, về trình độ nghiệp vụ chun mơn của cán bộ cơng nhân viên, từ đó có các khố học chun sâu nâng cao trình độ chun mơn. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một việc làm quan trọng, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mới, luôn thay đổi của nền kinh tế, phải dựa trên cơ sở phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá của đất nước. Trước hết phải rà soát lại cán bộ hiện có để sắp xếp, bố trí lại cho phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị và trình độ của từng cá nhân, tìm ra những bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh. Nói chung từ cán bộ quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất phải được đào tạo và đào tạo lại nhằm đáp ứng được yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Trong đào tạo cần ưu tiên đúng mức đội ngũ những người trực tiếp làm cơng tác quản lý tài chính.

- Quản lý cơng tác cán bộ một cách nghiêm khắc, cơng minh, nhìn nhận đánh giá đúng đắn những điểm tích cực và tiêu cực trong q trình hoạt động của đội ngũ lao động trong Cơng ty để từ đó phát huy những điểm tích cực và hạn chế những tiêu cực. Cần có những khuyến khích vật chất đối với tập thể cũng như cá nhân có những thành tích, phát minh, sáng kiến, đóng góp cho sự phát triển chung của Cơng ty; Đồng thời cũng phải nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những hành vi sai trái làm cản trở sự phát triển của tổng công ty.

- Bên cạnh việc quan tâm tới đời sống vật chất tổng công ty cũng cần quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thường xuyên có các hoạt động văn hố văn nghệ, nghỉ mát để từ đó tạo nên sự đồn kết, khơng khí làm việc tập thể thoải mái, tương trợ và thật sự hiệu quả.

Làm tốt công tác nhân sự là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Do vậy

Tổng cơng ty cần quan tâm nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn, coi đây là một trong những chiến lược phát triển của tổng công ty.

* Hồn thiện các chính sách.

Là một doanh nghiệp quản lý trực tiếp nhiều đơn vị trực thuộc, do đó tổng cơng ty phải bổ sung, hồn thiện các chính sách nói chung và chính sách về VLĐ nói riêng. Cụ thể như:

- Chính sách giá cả: Phải xây dựng một chính sách giá hợp lý, coi giá cả là một công cụ trong cạnh tranh.

- Chính sách tiết kiệm chi phí: Cần phải xây dựng các chính sách về tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thơng..., có các quy định khen thưởng, xử phạt trong việc sử dụng chi phí tiết kiệm hiệu quả hay lãng phí.

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

- Chính sách phân phối vốn, phân phối các quỹ trong tổng công ty phải được lập cụ thể và hợp lý.

Muốn quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải thực hiện chính sách tiết kiệm một cách đồng bộ và thường xuyên. Xây dựng các định mức chi phí phải sát, đúng, hợp lý, phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn chung cho tồn Cơng ty.

Với khối lượng hàng hoá mua bán trong năm là tương đối lớn vì vậy việc hạ thấp tỷ lệ hao hụt hàng hoá cũng là một biện pháp tiết kiệm vốn quan trọng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 97 - 101)