Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 50 - 59)

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP

2.2.2. Thực trạng bố trí nguồn vốn lưu động của tổng công ty

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn vốn lưu động của Tổng công ty đầu tư Hà Thanh - CTCP gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.

* Nguồn vốn lưu động thường xuyên:

Nguồn VLĐ thường xuyên giúp đảm bảo tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp được liên tục.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn.

- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2012= -3.023.939.789 đồng chiếm tỷ trọng -12,93% trong tổng tài sản lưu động.

- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 = 4.064.132.612 đồng chiếm tỷ trọng 11,09% trong tổng TSLĐ.

Nguồn VLĐ thường xuyên bao gồm nguồn VCSH, nợ dài hạn sau khi đã tài trợ cho TSDH. Sự biến động của cơ cấu Nguồn VLĐ thường xuyên được phản ánh qua Bảng 2.2:

BẢNG 2.2

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ THƯỜNG XUYÊN NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Số tiền (Đồng) Tỷ lệ(%)

1 Vốn chủ sở hữu 62.155.496.720 39.450.049.467 22.705.447.253 57,55

* Vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.500.000.000 52.000.000.000 28.500.000.000 54,81

* Lợi nhuận chưa phân phối -18.330.839.453 -12.536.286.706 -5.794.552.747 46,22

* Quỹ khác thuộc VCSH -13.663.827 -13.663.827 0 0

2 Nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94

* Vay và nợ dài hạn 10.661.000.000 14.794.000.000 -4.133.000.000 -27,94

3 Tài sản dài hạn 68.752.364.108 57.267.989.256 11.484.374.852 20,05

Nhìn vào Bảng 2 trên ta thấy, VCSH tăng 22.705.447.253 đồng với tỷ lệ tăng 57,55%, đó là do sự tăng lên chủ yếu của vốn đầu tư của chủ sở hữu, còn Nợ dài hạn giảm 4.133.000.000 đồng với tỷ lệ giảm 27,94% là vì tổng Cơng ty đã chú trọng hơn tới việc đảm bảo tự chủ tài chính cho doanh nghiệp trong tình trạng hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, TSDH cũng có sự tăng thêm

11.484.374.852 đồng với tỷ lệ tăng 20,05% chủ yếu là do tăng các tài sản cố

định và tăng tài sản dài hạn khác.

Ở đầu năm 2013 ta thấy do tỉ trọng VCS và nợ dài hạn là quá thấp so với tài sản dài hạn khiến cho Nguồn VLĐ thường xuyên âm nhưng đến cuối năm 2013 có một lượng tiền lớn từ các nhà đầu tư đã đổ về khiến cho lượng tiền từ vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên đáng kể 28,5 tỉ đồng cho nên cho dù nợ dài hạn có giảm xuống và tài sản dài hạn có tăng lên thì nguồn VLĐ thường xuyên của tổng công ty vẫn tăng lên và trở thành dương ở thời điểm cuối năm.

Nhận thấy: Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2013 (4.064.132.612 đồng) khá sát so với nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2013 mà tổng công ty đã xác định ở trên (4.078.035.899 đồng). Điều này có nghĩa là số vốn mà tổng Công ty huy động được đã đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã xác định.Từ đây ta thấy được đây là một điểm mạnh đáng khích lệ của tổng công ty.

* Nguồn VLĐ tạm thời:

Nguồn VLĐ tạm thời gồm các khoản mục nằm trong Nợ ngắn hạn của tổng Công ty (Bảng 2.3):

BẢNG 2.3

SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU NGUỒN VLĐ TẠM THỜI NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nợ ngắn hạn (Nguồn VLĐ tạm thời) 32.576.853.645 100 26.405.413.909 100 6.171.439.736 100 23,37 1 Vay và nợ ngắn hạn 8.669.141.023 26,61 4.355.000.000 16,49 4.314.141.023 69,90 99,06 2 Phải trả người bán 3.653.022.352 11,21 4.189.488.801 15,87 -536.466.449 -8,69 -12,81

3 Người mua trả tiền trước 854.222.801 2,62 353.257.861 1,34 500.964.940 8,12 141,81

4 Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 12.096.765 0,04 506.457.592 1,92 -494.360.827 -8,01 -97,61

5 Phải trả nội bộ 16.813.459.408 63,67 -16.813.459.408 -272,44 -100

Nguồn VLĐ tạm thời cuối năm 2013 là 32.576.853.645 đồng tăng

6.171.439.736 đồng so với đầu năm 2013 (tỷ lệ giảm 23,37%). Để hiểu rõ hơn

nguyên nhân, ta xem xét cụ thể từng khoản mục của Nợ ngắn hạn:

- Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời có 2 có tỉ trọng lớn nhất và là 2 khoản mục biến động nhiều nhất:

+ Cụ thể đó là các khoản phải trả nội bộ, số dư đầu năm là

16.813.459.408 đ đến cuối năm đã trả hết đây chính là khoản tổng cơng ty

phải trả cho 2 công ty con mà trong năm 2 công ty con này đã sát nhập vào công ty mẹ.

+ Khoản lớn tiếp theo là các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác, số đầu năm là 187.750.247 đ đến cuối năm tăng một lượng khá lớn là

19.388.370.704 đ nguyên nhân chủ yếu của việc tăng này là do trong tháng

5/2013 tổng công ty đã sát nhập 2 công ty con vào công ty mẹ.

Đây là những khoản mục tăng lớn và bất thường khơng nói lên được gì q nhiều về tình hình huy động vốn ngắn hạn của cơng ty.

- Khoản mục Vay và nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu Nợ ngắn hạn ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2013 (đầu năm 2013 là

16,49%; cuối năm 2012 là 26,61%). Bên cạnh đó, trong năm 2013, khoản mục

Vay và nợ ngắn hạn tăng (tăng 4.314.141.023 đồng với tỷ lệ tăng 99,06%).Việc Vay và nợ ngắn hạn tăng cao trong cơ cấu Nợ ngắn hạn là hồn tồn phù hợp vì Cơng ty cần phải có vốn để đảm bảo cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của mình nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

- Khoản mục phải trả người bán cuối năm 2013 so với đầu năm 2013 đã giảm 536.466.449 đ tức giảm 12,81% là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của tổng công ty giảm nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu đầu vào của quá trình

- Số tiền chiếm dụng do người mua trả tiền trước tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ (đầu năm 2013 là 1,34%; cuối năm 2013 là 2,62%) nhưng tăng trong năm 2013 (tăng 500.964.940 đồng). Đây là khoản chiếm dụng có lợi cho tổng Cơng ty do khơng phải chịu lãi suất như đi vay ngân hàng hoặc phải trả giá cao hơn khi chiếm dụng vốn của người bán. Việc tăng khoản mục này chứng tỏ cơng ty đã bắt đầu có những uy tín nhất định với khách hàng, cơng ty nên tiếp tục duy trì và mở rộng các mối quan hệ làm ăn này.

Qua việc phân tích cùng với số liệu có được từ Bảng 2.4 (trang bên) ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài trợ VLĐ của tổng Cơng ty.

BẢNG 2.4

SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG NĂM 2013.

Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (Đồng)

Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Nguồn VLĐ thường xuyên 4.064.132.612 11,09 -3.023.939.789 -12,93 25 746 087 500 53,46 -234,40 Nguồn VLĐ tạm thời 32.576.853.645 88,91 26.405.413.909 112,93 -11 598 610 330 46,54 23,37 Tổng cộng 36.640.986.257 100 23.381.474.120 100 13.259.512.137 100 56,71

Nguồn VLĐ năm 2013 tăng so với 2012 là: 13.259.512.137đ với tỷ lệ tương ứng là 56,71%.

Kết cấu nguồn hình thành VLĐ giữa hai năm 2012 và năm 2013 có sự thay đổi đáng kể. Năm 2012 nguồn hình thành tồn bộ VLĐ là VLĐ tạm thời sang đến năm 2013 nguồn hình thành vốn lưu động bao gồm nguồn VLĐ thường xuyên là 4.064.132.612đ chiếm tỉ trọng 11,09% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 32.576.853.645đ chiếm tỉ trọng 88,91%.

Nguồn vốn lưu động năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2012 là tăng 7.088.072.401đ . Điều này có thể sẽ có lợi cho công ty nếu như tổng công ty biết cách tận dụng sự chủ động về vốn lưu động này để thực hiện các chiến lược kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.

Để có cái nhìn tồn diện hơn về bố trí nguồn vốn của tổng Cơng ty, ta xem xét thêm sơ đồ tài trợ sau:

BẢNG 5: MƠ HÌNH TÀI TRỢ VỐN CỦA CÔNG TY 31/12/2012 31/12/2013 TSLĐ tạm thời 23.381.474.120 đ (29%) Nguồn vốn tạm thời 26.405.413.909 đ (32,74%) TSLĐ tạm thời 36.640.986.257 đ (34,77%) Nguồn vốn tạm thời 32.576.853.645 đ (30,91%) Tài sản thường xuyên 57.267.989.256 đ (71%) Nguồn vốn thường xuyên 72.816.496.720 đ (69,09%) Nguồn vốn thường xuyên 54.244.049.467 đ (67,26%) Tài sản thường xuyên 68.752.364.108 đ (65,23%)

Mơ hình tài trợ vốn của tổng cơng ty đã có những sự thay đổi rõ nét giữa các năm 2012 và 2013. Cụ thể ở năm 2012 tổng công ty đã phải sử dụng một phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên nhưng đến năm 2013 nguồn vốn thường xuyên tăng lên không những đủ để tài trợ tồn bộ tài sản thường xun mà cịn tài trợ cho 1 phần TSLĐ tạm thời.

Với mơ hình tài trợ này, tổng Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong kinh doanh.Đây là phương thức tài trợ mang lại sự ổn định, an tồn cho tình hình tài chính của tổng Cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 50 - 59)