Thực trạng quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 68 - 76)

2.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh – CTCP

2.2.5. Thực trạng quản trị các khoản phải thu

BẢNG 2.8

CƠ CẤU VỐN TRONG THANH TỐN CỦA TỔNG CƠNG TY TRONG 2 NĂM 2012 - 2013

Đơn vị tính: VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

Vốn trong thanh toán 4.297.283.311 100,00 9.786.441.524 100,00 5.489.158.213 127,74

1

- Phải thu khách hàng

2.735.872.696 63,67 5.433.360.552 55,52 2.697.487.856 98,60 2

- Trả trước cho người bán

1.546.988.776 36,00 4.338.659.133 44,33 2.791.670.357 180,46 3

- Phải thu khác

14.421.839 0,34 14.421.839 0,15 0 0

Từ bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 công nợ phải thu tăng quá nhiều, năm 2013 là 5.433.360.522đ so với năm 2012 là 2.735.872.696đ tăng 2.697.487.856đ tức tăng 98,60% so với năm ngoái.

* khoản phải thu của khách hàng có số đầu năm 2013 là

2.735.872.696 đồng, chiếm tỷ trọng 63,67% tổng khoản phải thu, đến cuối

năm 2013 là 5.433.360.552 đồng, chiếm tỷ trọng 55,52%. Như vậy trong vòng một năm, số vốn tổng Công ty bị khách hàng chiếm dụng đã tăng thêm

2.697.487.856 đồng, tỷ lệ tăng 98,60%. Đây là mức tăng khá cao của khoản

phải thu khách hàng. Điều này có thể giải thích bằng chính sách bán hàng của tổng cơng ty trong giai đoạn thị trường xây dựng trong nước bất ổn và suy thoái. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang gặp khó khăn trong việc duy trì kinh doanh trên thị trường . Do vậy tổng công ty đầu tư Hà Thanh đã linh hoạt hơn trong chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ, mở rộng quan hệ để thu hút khách hàng nhằm nâng cải thiện tình hình làm ăn thua lỗ của mình. Tổng Cơng ty sẽ phải cung cấp tín dụng cho khách hàng nhiều hơn nhằm mục đích thu hút các doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của mình. Tuy nhiên, chính sách bán hàng này tiềm ẩn rui ro rất lớn về vấn đề thanh khoản, có những doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán đến hạn quy định. Một khoản vốn lớn bị chiếm dụng trong khoảng thời gian dài đã gây rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của tổng cơng ty và dẫn đến lợi nhuận liên tục giảm và âm với giá trị khá lớn trong năm 2013. Bởi vậy tổng công ty cần tăng cường đẩy mạnh các biện pháp thu hồi công nợ, để đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động góp phần sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn.

* Khoản trả trước cho người bán: có dấu hiệu tăng lên một cách đáng

kể năm 2013 tăng 2.791.670.357 so với năm 2012 tức tăng 180,46% đã làm tăng tổng số phải thu của tổng công ty. Trong những năm trở lại đây, giá cả

nên khan hiếm do ảnh hưởng của thời tiết và những tác động xấu từ các cuộc khủng hoảng tài chính, chính trị… nên các nhà cung ứng đã thận trọng và yêu cầu tổng Công ty phải ứng trước một lượng tiền lớn hơn nhằm bù đắp những rủi ro tài chính mà nhà cung cấp có thể gặp phải. Vì vậy khoản vốn này tổng Cơng ty bị nhà cung cấp chiếm dụng không vận động và khơng sinh lời. Mặc dù đó là u cầu của q trình sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng hạn chế phần nào hiệu quả sử dụng VLĐ của tổng Công ty. Cho nên, trong thời gian tới tổng Cơng ty nên có biện pháp để quản lý nguồn vốn này sao cho hợp lý, tránh bị chiếm dụng vốn và ứ đọng vốn tại đây, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ của mình.

Như vậy cơ cấu vốn trong thanh tốn của tổng cơng ty đang cịn nhiều điểm chưa hợp lí. Tổng Cơng ty cịn hạn chế trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, đông thời phải tạm ứng nhiều cho nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến vốn bị chiếm dụng lớn. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới tổng cơng ty cần có những chính sách, biện pháp thu hồi vốn, đơn đốc khách hàng trả tiền nhằm đảm bảo cho tình hình hoạt động của tổng Cơng ty được tốt, đồng thời tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu mới và cải thiện uy tín của mình đối với các nhà cung cấp.

Để có cái nhìn chính xác hơn về tình hình quản lý Các khoản phải thu của tổng Công ty, ta xem xét thêm về hiệu quả quản lý Các khoản phải thu qua Bảng 2.9.

BẢNG 2.9

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA TỔNG CƠNG TY

STT Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2013 Năm 2012

Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1 Doanh thu thuần Đồng 16.754.461.378 47.662.845.741 -30.908.384.363 -64,85 2 Khoản phải thu bình quân Đồng 7.041.862.418 4.433.169.116 2.608.693.302 58,84 3

Vòng quay khoản phải thu

(3) = (1) / (2)

Vịng 2,379 10,751 -8,372 -77,87

Thơng qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2013, số vòng quay khoản phải thu của tổng Cơng ty có sự thay đổi : Số vịng quay khoản phải thu là 2,379 vòng, giảm 8,372 vòng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 77,87%. Điều này đã làm cho kỳ thu tiền trung bình tăng lên 117,823 ngày so với năm 2012 (từ 33,843 ngày lên

151,307 ngày). Nguyên nhân là do các phải phải thu bình quân tăng trong khi

doanh thu thuần lại giảm làm cho số vòng quay bị giảm.

Tiếp theo để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề chiếm dụng vốn, ta nghiên cứu

BẢNG 2.10

TÌNH HÌNH CƠNG NỢ CỦA TỔNG CƠNG TY NĂM 2013

STT Chỉ tiêu

Cuối năm 2013 Đầu năm 2013 Chênh lệch Số tiền (Đồng) trọngTỷ

(%)

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (Đồng) Tỷ lệ(%)

I Các khoản phải thu 9.786.441.524 100 4.297.283.311 100 5.489.158.213 127,74

1 Phải thu khách hàng 5.433.360.552 55,52 2.735.872.696 63,67 2.697.487.856 98,60

2 Trả trước cho người bán 4.338.659.133 44,33 1.546.988.776 36,00 2.791.670.357 180,46 3 Các khoản phải thu

khác 14.421.839 0,15 14.421.839 0,34 0 0

II Công nợ phải trả 23.907.712.622 100 22.050.413.909 100 1.857.298.713 8,42

1 Phải trả người bán 3.653.022.352 15,28 4.189.488.801 19,00 -536.466.449 -12,81

2 Người mua trả tiền

trước 854.222.801 3,57 353.257.861 1,60 500.964.940 141,81

3 Thuế và CKPNNN 12.096.765 0,05 506.457.592 2,30 -494.360.827 -97,61

4 Phải trả nội bộ 0 16.813.459.408 76,25 -16.813.459.408 -100

III Chênh lệch

Qua bảng số liệu trên, ta thấy ngay rằng: Trong năm 2013, lượng vốn tổng Công ty đi chiếm dụng tăng 1.857.298.713 đồng với tỷ lệ tăng 8,42% trong khi đó số vốn tổng Cơng ty bị chiếm dụng tăng 5.489.158.213 đồng, tỷ lệ tăng 127,74%. Điều này đã làm cho chênh lệch giữa vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng tăng lên. Thêm vào đó tỷ lệ đi chiếm dụng cao hơn gấp nhiều lần bị chiếm dụng cho nên về ngắn hạn tổng Công ty đang là đối tượng đang đi chiếm dụng vốn điều này là tốt khi tổng công ty biết tận dụng khoản vốn đi chiếm dụng này.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu tình hình quản lý khoản phải thu ở Tổng Công ty đầu tư Hà Thanh ta thấy vấn đề cấp thiết đặt ra là tổng Cơng ty cần phải xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu của mình mà cụ thể ở đây là các khoản phải thu khách hàng. Cần phải có một chính sách bán chịu hợp lý hơn để có thể bên cạnh việc phát huy được tính tích cực của nó trong quan hệ đối tác, khách hàng, thì phải hạn chế được tình trạng nợ phải thu tồn đọng, khó địi dẫn đến sự thiếu hụt vốn, khả năng thanh tốn giảm, từ đó giảm sút năng lực tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tăng cường quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư hà thanh – CTCP (Trang 68 - 76)