Giải pháp nâng cao và quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 105 - 107)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ

3.2.2 Giải pháp nâng cao và quản lý nguồn nhân lực

Nâng cao năng lực canh tranh của ngành hảng hải phụ thuộc vào nhiều yếu tố của đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất như đã nêu ở trên. Những việc sử dụng có

hiệu quả cơ sở vật chất đó lại là yếu tố con người. Có một nghịch lý hiện nay là người của chúng ta đông, nhưng tay nghề chưa cao, còn thua kém các nước trong khu vực. Do vậy, trong những năm tới, việc đào tạo, thu hút chất xám là rất cần thiết. Người làm hàng hải phải có trình độ kiên thức vận tải, ngoại thương, vừa phải có trình độ kiến thức vận tải biển, ngoại thương, vừa phải có trình độ ngoại ngữ. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là trình độ ngoại ngữ, đàm phán của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, hiểu biết về luật quốc tế còn hạn chế, tài liệu và các thông tin liên quan còn thiếu và năm bắt chưa kịp thời. Vì vậy, để có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, ngoài việc củng cố về tổ chức và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cảng phải tìm cách bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và năng lực chuyên môn về các lĩnh vực dịch vụ hàng hải. Cần có các trung tâm đào tạo hàng hải như của các nước có truyền thống, giàu kinh nghiệm. Các cơ sở đào tạo cần thiết phải cải tiến nội dung chương trình cho thật phù hợp, cập nhật các thành tựu công nghệ mới, nâng cao trình độ đào tạo và chất lượng đào tạo.

Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự vào làm việc ở cảng một cách khoa học, hợp lý.

- Sử dụng người lao động đúng người, đúng việc, đặt họ vào đúng vị trí, khả năng thực tế của họ. Cung cấp cho người lao động các phương tiện làm việc, bảo hộ lao động, môi trường hoạt động làm việc thích hợp.

- Sử dụng cơ chế lương và thu nhập làm đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động làm việc hiệu quả; làm tốt chính sách xã hội đối với người lao động và gia đình họ; chính sách đối với những người nghĩ chế độ, người về hưu, người có nhiều đóng góp cho cảng.

- Hằng năm cảng cần có kế hoạch và thực hiện việc đánh giá đội ngũ lao động của mình. Trên cơ sở đó, thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo mới, tái đào tạo, đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ kế cận, sỹ quan thuyền viên, công nhân lành nghề liên tục hằng năm.

- Hỗ trợ kinh phí, tạo thời gian làm việc thuận lợi, linh động đối với các cán bộ công nhân viên trong việc học tập nâng cao trình độ văn hoá, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn nghiệp vụ.

- Thành lập trung tâm huấn luyện nghiệp vụ tại các cảng hoặc các cảng liên kết với nhau thành lập trung tâm huấn luyện chung.

- Tăng cường quan hệ hợp tác với các Tổ chức Hàng hải quốc tế, Viện nghiên cứu, các trường đại học trên thế giới để tổ chức đào tạo với các hình thức : mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài đến giảng dạy, cử cán bộ trẻ có trình độ và năng lực đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở nước ngoài.

- Khai thác cảng biển cũng như thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Song song với công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, vấn đề đào tạo nâng cao năng lực quản lý và khai thác cảng cần được đặt lên vị trí hàng đầu. Đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi và hệ thống cảng biển hiện đại với cơ chế chính sách phù hợp là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w