Cảng biển trong nước

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

1.5.1 Cảng biển trong nước

* Cảng Sài Gòn

Từ khi giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, nhất là bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu, lãnh đạo Cảng Sài Gòn đã nhận thức được một hướng phát triển mới. Ðó là từng bước đầu tư chiều sâu kết hợp với đầu tư mở rộng và chọn cho mình một mô hình sản xuất kinh doanh thích hợp.Ðể không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhờ sự giúp đỡ của ngành hàng hải, ban lãnh đạo cảng đã chủ động tìm nguồn vốn đầu tư bằng hình thức vay vốn của các công ty Nhật Bản, Pháp, Xin-ga-po, v.v. để từng bước đổi mới kỹ thuật, thay thế dần các thiết bị cũ, nâng cao năng lực sản xuất. Mặc dù tình hình khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho lượng hàng hóa lưu thông biến động mạnh, đột ngột; sự cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác dịch vụ cảng biển, dịch vụ hàng hải ngày càng nóng, phức tạp. Cảng Sài Gòn luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản, nhất là tốc độ phát triển bình quân hằng năm của các chỉ tiêu cơ bản đều vượt trội. Năm 2010, do ảnh hưởng của việc thi công đường hầm Thủ Thiêm nên Cảng Sài Gòn phải ngừng khai

thác một số cầu cảng, bến phà và số lượng tàu cỡ lớn ra vào cảng cũng bị sút giảm hẳn; ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã làm giảm lượng hàng container xuất nhập khẩu... Vượt qua những khó khăn trên, cảng đã chủ động thay đổi chiến lược kết cấu nguồn hàng, mặt hàng, loại hàng và tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cấp quy trình điều hành, khai thác đối với các loại hàng, mặt hàng chiến lược như công-ten-nơ nội địa, kim khí, hàng rời đóng bao, nên đã bảo đảm hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, giúp cho cảng ổn định việc làm và nâng cao mức thu nhập người lao động.

* Cảng Hải Phòng

Là một đơn vị chủ lực có bề dày truyền thống, Cảng Hải Phòng đã nhanh chóng đổi mới hoạt động, kịp thời nắm bắt các cơ hội để phát triển. Nhiều dự án lớn đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng như: hệ thống điều hành tàu ra vào cảng và lịch làm hàng trên máy tính, quản lý bến công-ten-nơ trên máy tính (CTMS). Ðầu tư lắp đặt mới các phương tiện vận tải, xếp dỡ hàng hóa hiện đại như: phương tiện vận tải bộ, tàu hỗ trợ, phương tiện xếp dỡ với các loại cần trục cỡ lớn, xe nâng hạ công-ten-nơ, cơ giới hóa hầm tàu, kho bãi và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sau bến... Ðặc biệt, dự án phát triển Cảng Ðình Vũ được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Sau khi hoàn tất hai bến tàu của giai đoạn một, tiếp tục đầu tư giai đoạn hai với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn bổ sung và huy động của cảng xây dựng bốn bến tàu số 3, 4, 5 và 6, với tổng chiều dài 785 m cùng hệ thống kho bãi, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên diện tích sử dụng 47,5 ha. Khi dự án hoàn thành, Cảng Ðình Vũ sẽ là cảng biển đầu tiên tại Hải Phòng có đủ điều kiện kỹ thuật cho tàu biển trọng tải hai vạn tấn đầy tải ra, vào làm hàng.

Cuối năm 2009, Cảng Hải Phòng đưa vào sử dụng hai cần trục giàn cầu tàu QC chuyên dùng xếp dỡ công-ten-nơ, hiện đại nhất hiện nay, có sức nâng 50 tấn, tầm với 35 m, chiều cao nâng hàng 27 m, có thể xếp dỡ các tàu công-ten-nơ cỡ lớn. Việc đưa hai cần trục giàn cầu tàu hiện đại vào hoạt động là cơ sở để Cảng Hải Phòng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 14,2 triệu tấn; tổng doanh thu đạt 962 tỷ đồng, vượt 17,2% kế

hoạch; nộp ngân sách Nhà nước 34 tỷ đồng. Cuối tháng 12-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2190/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí đầu tư đến năm 2020 khoảng 360 - 440 nghìn tỷ đồng. Từ nay tới 2015, tập trung ưu tiên đầu tư các cảng lớn, trong đó có cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện... Như vậy, hướng phát triển cảng của Hải Phòng được xác định tiến ra phía biển. Cùng với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang triển khai xây dựng với điểm cuối tới cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện, sẽ gồm cả cầu và đường dẫn đến khu kinh tế Ðình Vũ - Cát Hải, tạo thêm sức mạnh cho hệ thống cảng biển Hải Phòng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

* Cảng Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng là cảng biển quan trọng hàng đầu tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và là cửa ngõ chính ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.Theo qui họach phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam và các cảng trung Trung bộ đến năm 2010 thì cảng Đà Nẵng là một thương cảng tổng hợp, đặc biệt với khu bến chuyên dụng khai thác container hiện đại nhất tại miền Trung và Tây Nguyên nhằm phục vụ giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, đồng thời thực hiện chuyển tiếp hàng quá cảnh của một số vùng thuộc Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây mà cảng Đà Nẵng được xác định là cửa ngõ chính ra biển Đông.

Vừa qua Nhà Nước đã đầu tư 100 triệu USD cho cảng, cùng với sự đầu tư hàng trăm tỉ đồng bằng vốn tự có của cảng trong những năm gần đây đã làm qui mô lớn nhất miền Trung-Tây nguyên, với năng lực khai thác đạt 150.000 TEUs/năm.

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 47 - 49)