Cảng biển nước ngoà

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

1.5.2 Cảng biển nước ngoà

a. Kinh nghiệm của Singapore

Là một đảo quốc nhỏ tách ra từ Malaysia (1963), tài nguyên hầu như không có, mọi nguyên liệu hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngòai. Nhưng

Singapore có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ con đường hàng hải huyết mạch từ đông sang tây và nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Với một tầm nhìn chiến lược, ngay từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, Singapore đã tiến hành đầu tư cho hạ tầng một cách đồng bộ để chuẩn bị cho sự phát triển của cảng biển và dịch vụ logistics sau này. Cho tới mười lăm năm trước Singapore cũng chỉ dựa vào những lợi thế tự nhiên của mình để khai thác vận tải đường biển như vị trí địa lý mang tính chiến lược, vùng biển có mực nước sâu và cảng biển được che chắn bởi các quần đảo bên ngòai. Tuy nhiên sau đó chính nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ mà Singapore đã tạo ra được sự phát triển đột phá trong lĩnh vực cảng biển, biến Singapore trở thành một trong những cảng biển hiện đại và đông đúc nhất trong khu vực và trên thế giới, hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả cho họat động logistics. Cho đến nay, Singapore được đánh giá là cảng thu hút nhiều tàu thuyền qua lại nhất trong khu vực và trên thế giới, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của trên 130 nước.

Nhờ có được hệ thống hạ tầng đồng bộ, hòan chỉnh, cơ sở vật chất cảng biển hiện đại đi trước một bước mà ngành dịch vụ logistics của Singapore phát triển rất mạnh. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong khu vực cũng như trên thế giới thì ngành dịch vụ logistics ở Singapore được xem là phát triển nhất Châu Á do được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của hệ thống cảng biển hiện đại với hầu hết các khâu trong tất cả các họat động khai thác cảng biển đều được ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin.

b. Kinh nghiệm Trung Quốc

Ngành công nghiệp cảng biển và logistics luôn có khuynh hướng phát triển mạnh mẽ tại những quốc gia và khu vực tập trung đông các nhà máy sản xuất. Khuynh hướng này hiện nay đang chuyển dịch sang Trung Quốc - nơi đang được coi là “nhà máy sản xuất của thế giới”.

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là nhà nhập khẩu phôi thép lớn nhất và nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới. Trong khi đó hơn 90% khối lượng hàng hóa ngọai thương của Trung Quốc đều được vận chuyển bằng đường biển. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng của cảng biển đối với họat động logistics tại quốc gia này. Để đáp ứng nhu cầu logistics đang tăng lên rất nhanh. Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển hệ thống hạ tầng cảng biển một cách có trọng tâm, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển các cảng chuyên dùng cho hàng container ở các khu vực trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế mở… nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển của dịch vụ logistics tại những nơi này.

Để phát triển hệ thống cảng biển, Trung Quốc đã có những chính sách mở cửa trong đầu tư và xây dựng cảng, khuyến khích các doanh nghiệp (trong và ngòai nước) có năng lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực cảng biển. Ngoài việc tăng lượng vốn do Nhà nước đầu tư, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư, Trung Quốc còn sử dụng biện pháp vừa xây dựng và khai thác, vừa bán và cho thuê để thu hồi vốn rồi lại tiếp tục khai thác, phát triển tiếp. Do phần lớn các cảng biển của Trung Quốc đều nằm trong các khu kinh tế đặc biệt (khu kinh tế mở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu bảo thuế…) nên chính phủ và các ban quản lý các khu kinh tế đã lập ra các công ty đầu tư phát triển hạ tầng 100% vốn nhà nước hoặc công ty cổ phần do Nhà nước nắm quyền chi phối để hợp tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng rồi cho thuê để thu hồi vốn, các công ty này có thể thế chấp đất cho ngân hàng để vay vốn đầu tư. Như vậy, Nhà nước không phải đầu tư thêm vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng vẫn thu hút các nhà đầu tư, đây là mô hình khá thành công trong cơ chế thị trường, không tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 49 - 51)