CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI CÔNG TY CP CẢNG ĐOẠN XÁ
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua không những phải đối mắt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt kỷ lục (hơn 14%GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Sự suy giảm này khiến nhu cầu về dịch vụ của cảng biển Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Là một thành viên trong hệ thống Cảng biển Việt Nam, trong hoạt động khai thác dịch vụ hiện tại Cảng Đoạn Xá cũng không tránh khỏi những tồn tại chung trong ngành như sau:
Nhìn chung, hoạt động của Cảng Đoạn Xá sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định vớiquy mô nhỏ và lượng khách hàng truyền thống. Trong tương lai, Công ty khó có khả năng tại nên sự đột biến về sản lượng, doanh thu do không có khả năng mở rộng cảng. Công ty có hướng tăng cường năng lực vận tải thuỷ bằng cách đầu tư mua thêm một số tàu mới tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự rõ ràng.
Ngoài những hạn chế chung như trên hiện nay Cảng Đoạn Xá còn những tồn tại như sau:
- Quy mô: Cảng Đoạn Xá là một Cảng trung chuyển quy mô nhỏ, trang thiết bị đầu tư ở mức vừa phải. Điều này hạn chế phần nào sức cạnh tranh của Cảng.
- Trang thiết bị, máy móc, cầu bến: Hệ thống cần cẩu và xe nâng hàng với số lượng ít và chậm đổi mới, không phù hợp với hàng siêu trường, siêu trọng hiện nay. Cảng có lượng sa bồi hàng năm cao, không cho phép các tàu có trọng tải lớn vào hoặc phải chuyển tải. Tuy lượng hàng vào Cảng tương đối lớn, dịch vụ phát sinh nhiều nhưng Cảng chưa khai thác được tối đa dịch vụ do hạn chế về cơ sở hạ tầng. Hiện tại Cảng chỉ có một cầu bến tiếp nhận mỗi lần được 01 tàu với tải trọng
tối đa 10.000 DWT, vào làm hàng với thời gian tối đa 24 giờ. Như vậy nếu số lượng tàu cập cảng lớn dồn dập sẽ phát sinh hiện tượng tàu phải xếp hàng chờ. Điều này có thể gây ách tắc luồng lạch và cảng không phát huy được tối đa số lượng tàu vào làm hàng, năng suất khai thác vì vậy chưa đạt tối đa.
- Cơ sở hạ tầng, phương tiện xuống cấp, chiều dài cầu tàu hạn chế, phải đi thuê ngoài nên chưa đáp ứng được các phương thức xếp dỡ hàng hóa ngày càng hiện đại. Cơ sở hạ tầng như đường giao thông và bãi phía trong xuống cấp gây ách tắc trong cảng ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng tàu. Chiều dài cầu cảng cũng hạn chế, luồng cạn làm giảm khả năng khai thác tàu, dẫn đến phải chuyển cảng, phát sinh chi phí, phương tiện bị thiếu và vẫn trong quá trình tiếp tục đầu tư. Các thiết bị đầu ngoài đến chu kỳ sửa chữa lớn. Tình trạng ùn tắc giao thông giữa các Cảng, tại Hải Phòng đặc biệt là đường 356 khu vực Đoạn Xá thường xuyên xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải phóng tàu. Sự cạnh tranh giữa các cảng trong thành phố Hải Phòng nói riêng và miền bắc nói chung rất gay gắt, nhiều cảng mới thành lập hiện đại, gần biển được xây dựng làm cho thị phần bị chia sẻ.
Nguyên nhân gây cản trở, khó khăn cho cảng Đoạn Xá:
- Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại đòi hỏi vốn rất lớn cần huy động từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ, đây sẽ là một khó khăn đối với Cảng Đoạn Xá trong thời điểm nguồn vốn ngoại tệ khan hiếm.
- Nguồn nhân lực: Việc tìm kiếm, bố trí nguồn lực cho các dự án đầu tư hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy cần ra soát lại danh mục đầu tư, xác định những dự án cần được ưu tiên thực hiện và những dự án có hiệu quả tốt để tập trung nguồn vốn, hoàn thành đúng tiến độ. Đội ngũ lao động trực tiếp (nhân viên vận hành thiết bị, nhân viên giao nhận) chưa được đào tạo chuyên sâu về khai thác cảng container, tiếp cận công nghệ khai thác có nhiều sai sót, nhẫm lẫn. Từ bất cập về nhân lực trên cho thấy, cảng cần tăng cường công tác đào tạo nhân lực cho đội ngũ lao động của mình tại các trường đại học hoặc trường nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về khai thác cảng container, đáp ứng sự phát triển của công nghệ.
- Nhiều cảng được mở ra, xây dựng mới có nhiều lợi thế hơn dẫn đến thị phần bị chia sẻ. Kể từ năm 2009 giá điện, nước và thuê mặt bằng tăng cao mức ưu đãi thuế.
- Cùng với đó, cần tiếp tục đa dạng hóa kênh huy động vốn đầu tư thông qua nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, huy động vốn liên doanh, cổ phần...
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến khối lượng hàng hóa sản xuất ra đặc biệt là hàng xuất khẩu kéo theo sự sụt giảm của nguồn hàng vận chuyển. Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế cảng biển Việt Nam nói chung và cảng Đoạn Xá nói riêng. Thị trường chứng khoán kém hấp dẫn các nhà đầu tư, nên các nhà đầu tư không còn mấy ai mặn mà vào việc đầu tư cổ phiểu làm hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Việc đầu tư và mở rộng cũng bị hạn chế hơn.