Khái quát chung về dịch vụ cảng biển

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN

1.2.1Khái quát chung về dịch vụ cảng biển

Những năm từ năm 1990 trở về trước, trong thời ky kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt động dịch vụ kinh doanh chính đều do Nhà nước thực hiện và giám sát. Khi đó, hàng hải được coi là ngành tiếp xúc nhiều với người nước ngoài nên càng được giám sát chặt chẽ. Mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ cảng biển như bốc xếp, lưu kho lưu bãi,… và dịch vụ khác đều do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ, chẳng hạn như dịch vụ bốc xếp đều do các cảng thực hiện. Trong thời kỳ đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ tại cảng biển không có cạnh tranh vì mỗi doanh nghiệp thực hiện một dịch vụ độc lập theo kế hoạch của Nhà nước. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là thực hiện kế hoạch mà Nhà nước giao cho.

Sau năm 1990, do chính sách mở cửa của kinh tế thị trường và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nên lượng hàng thông qua các cảng biển của Việt

Nam đã không ngừng tăng lên. Số lượt tàu cập cảng để bốc dỡ hàng hóa cung tăng kéo theo nhu cầu về các dịch vụ khác. Nhằm tạo điều kiện cho các loại hình dịch vụ tai cảng phát triển, căn cứ vào Bộ Luật Hàng hải (ngày 30/06/1990), luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995, Luật Doanh nghiệp 1999, Chính phủ đã ra Nghị định NĐ- CP 10, trong đó có quy định về việc kinh doanh dịch vụ tại cảng biển. thao Nghị định nay, có 9 hình thức kinh doanh dịch vụ hàng hải và do đó có các hình thức kinh doanh dịch vụ tại cảng biển sau đây:

• Dịch vụ đại lý tầu biển

• Dịch vụ đại lý vận tải đường biển • Dịch vụ môi giới hàng hải

• Dịch vụ cung ứng tầu biển • Dịch vụ kiểm đếm hàng hoá • Dịch vụ lai dắt tầu biển

• Dịch vụ sửa chữa tầu biển tại cảng • Dịch vụ vệ sinh tầu biển

• Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển

Một phần của tài liệu khai thác dịch vụ cảng biển tại công ty cổ phần cảng đoạn xá (Trang 33 - 34)