- Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp xây dựng vẫn phải đối mặt với những khó khăn,
59
thách thức lớn. Các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để tiếp cận được vốn vay, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
- Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm mới cũng như trong thực hiện các công trình dở dang, công nợ tại các công trình rất lớn.
- Việc thiếu vốn và nợ đọng tại các công trình đã gây ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động. Số lượng doanh nghiệp xây dựng ngừng hoạt động, giải thể ngày một cao, lên đến 2.110 doanh nghiệp (tính đến 31/12/2012). So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng, dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%.
- Thị trường xây dựng luôn là một thị trường đầy biến động và áp lực. Sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước và quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Các nhà thầu quốc tế luôn chiếm ưu thế đa số các mặt và luôn giành được những công trình có giá trị lớn trong đó các nhà thầu trong nước chủ yếu làm các công trình nhỏ và làm nhà thầu phụ.
- Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao về các giải pháp kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trình…
- Giá nguyên vật liệu biến đổi bất thường, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đấu thầu của Công ty.
- Các Công ty xây dựng có quy mô lớn giành chi phí cao cho công tác tiếp thị, quảng cáo, có chính sách ưu đãi tốt hơn cho người lao động, vì thế họ thu hút được đội ngũ lao động có trình độ cao.
- Nhà nước đưa ra những quy định ngày càng khắt khe hơn đối với vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường trong các công trình xây dựng và tiêu chuẩn cho các công trình này cũng cao hơn.
60