(Nguồn: Biểu 5.06 - Thủ tục phân tích – Hồ sơ kiểm toán khách hàng ABC 2013)
1. Giai đoạn lập kế hoạch và đánh giá rủi ro
Khoản mục Nhận xét
Phân tích xu hướng
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng năm 2013 tăng so với năm 2012 là 788.788.891 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng 38,8%. Chi phí bán hàng tăng cùng chiều với doanh thu, chi phí bán hàng tăng cao là do chi phí hoa hồng tăng cao. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 giảm 1.081.786.948 VNĐ tương ứng với mức độ giảm 3,5% so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ so với năm trước là do cơng ty thực hiện chính sách tiết kiệm.
d. Xác định mức trọng yếu
Việc xác định mức trọng yếu và rủi ro không chỉ thực hiện riêng đối với khoản mục CPBH và CPQLDN mà thực hiện chung cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC.
Phương pháp xác định mức trọng yếu:
Mức trọng yếu được ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham khảo thơng tin hiện có mới nhất của doanh nghiệp và được cập nhật ngay khi BCTC của khách hàng năm hiện tại đã hồn tất. Có 3 bước trong xác định mức trọng yếu, bao gồm:
-Mức trọng yếu tổng thể: Là mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC, được
xác định căn cứ trên một số chỉ tiêu quan trọng của khách hàng, bao gồm các chỉ tiêu sau: Từ 1%-2% Tổng tài sản, từ 1%-2% Tài sản thuần, từ 0,5%-1% Doanh thu, từ 5%-10% Lợi nhận trước thuế. Kiểm toán viên đưa ra nhận định đối với từng khách hàng, xem xét xem đối với khách hàng kiểm tốn thì chỉ tiêu Tổng tài sản, Tài sản thuần, Doanh thu hay Lợi nhuận trước thuế là quan trọng và phản ánh đúng nhất tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ đó lựa chọn mức trọng yếu phù hợp dựa trên các chỉ tiêu trên. Kiểm tốn viên có thể lấy các chỉ tiêu đó hoặc số trung bình giữa một hoặc một số chỉ tiêu trên làm mức trọng yếu tổng thể. Nếu số liệu năm nay chưa có thì mức trọng yếu tại giai đoạn lập kế hoạch nên dựa trên số liệu của năm trước hoặc số liệu kế hoạch năm nay. Tại Chi nhánh A&C Hà Nội, mức trọng yếu tổng thể này được sử dụng làm căn cứ để xác định mức trọng yếu thực hiện cho các khoản mục.
-Mức trọng yếu thực hiện: Là mức trọng yếu được tính tốn và áp dụng
chung cho tất cả các khoản mục trong BCTC của khách hàng. Chi nhánh A&C Hà Nội lựa chọn tiêu thức “Từ 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể” làm mức trọng yếu thực hiện. Tỷ lệ 50% - 75% này phụ thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên đối với từng khách hàng cụ thể.
-Ngưỡng chênh lệch có thể bỏ qua: Là giá trị lớn nhất mà tại đó các chênh
lệch này là “1% - 5% mức trọng yếu thực hiện”. Tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào các xét đốn của các KTV.
Tại Cơng ty Cổ phần ABC
Do lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty đồng thời cơng ty có nhiều nghiệp vụ phát sinh và vẫn cịn sai sót nên tiêu chí và tỷ lệ để lựa chọn ước tính mức trọng yếu là 5% lợi nhuận kế toán trước thuế.
Mức trọng yếu tổng thể được ước tính ở giai đoạn lập kế hoạch là 4.753.702.096 VNĐ.
Mức trọng yếu cho việc kiểm tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định bằng 75% mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và bằng 4.753.702.096 x 75% = 3.565.276.072 VNĐ. Mức trọng yếu này được sử dụng để xác định số lượng mẫu kiểm toán cần chọn trong q trình thực hiện kiểm tốn.
Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua được áp dụng cho kiểm tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được xác định bằng 4% mức trọng yếu thực hiện và bằng 3.565.276.072 x 4% = 142.611.063 VNĐ.
Mức trọng yếu được tính tốn và lưu trong biểu 5.05 - File hồ sơ kiểm toán.